Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Giải đáp thắc mắc: Thục địa có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Ngày 26/06/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thục địa là dược liệu thuộc top 10 nguyên liệu góp mặt trong nhiều bài thuốc Đông Y phổ biến. Vậy cụ thể thục địa có tác dụng gì? Những thông tin dưới đây của nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Thục địa không chỉ là tên một loại cây, mà thực tế nó là một loại thảo dược được chế biến từ rễ cây địa hoàng, thuộc họ hoa mõm sói. Loại cây này có thể được tìm thấy, hoặc trồng ở những vùng có khí hậu mát mẻ và thời tiết ôn hòa.

Thục địa có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Để trả lời cho câu hỏi thục địa có tác dụng gì, bạn có thể dựa trên những thông tin dưới đây:

Ổn định đường huyết

Một số nghiên cứu trên chuột cho thấy dược liệu này có tác dụng làm giảm mức đường huyết, điều chỉnh hoạt động của các enzym và cân bằng lượng glucose trong máu bằng cách giảm hoạt động của glucose-6-phosphatase và phosphofructokinase. Đồng thời, thành phần trong thục địa còn kích thích hoạt động của các enzym phân giải đường. Ngoài ra, thục địa còn giúp kích thích giải phóng insulin và giảm đề kháng insulin - một hormone quan trọng từ tuyến tụy giúp điều chỉnh mức đường huyết.

Ngăn ngừa loãng xương

Chiết xuất từ thục địa có thể tác động chỉnh hoạt động của phosphatase kiềm và osteocalcin được tiết ra bởi các tế bào tạo xương. Điều này có tác dụng tăng cường mật độ khoáng xương, thúc đẩy sinh tế bào tạo xương và ức chế sự hình thành các tế bào phá hủy xương. Từ đó, thục địa có khả năng ngăn ngừa loãng xương và cải thiện biểu hiện của các gen liên quan đến mất xương ở chuột bị tiểu đường.

Giải đáp thắc mắc: Thục địa có tác dụng gì? 1
Thục địa có tác dụng ngăn ngừa loãng xương

Kháng viêm

Thục địa có khả năng kháng viêm bằng cách tăng cường hệ thống miễn dịch, ức chế các phản ứng và hội chứng viêm, bảo vệ cơ thể bằng cách loại bỏ những gốc tự do.

Cải thiện chức năng tiêu hóa, gan

Thục địa được sử dụng để cải thiện chức năng gan và tiêu hoá, có khả năng ức chế tình trạng viêm và xơ gan. Chiết xuất từ rễ địa hoàng giàu hàm lượng tinh bột và có vị ngọt, thục địa được chế biến để có hiệu quả như một chất đông tụ, giúp cải thiện chức năng gan. Các hợp chất có trong thục địa giúp hỗ trợ cơ thể có thể chống lại sự hình thành các vết loét và giảm viêm trong hệ tiêu hóa.

Giải đáp thắc mắc: Thục địa có tác dụng gì? 2
Thục địa hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa

Chống lão hóa

Nghiên cứu trên chuột vào năm 2018 đã cho thấy thục địa có tác dụng kéo dài tuổi thọ và giúp chậm quá trình lão hóa của tế bào. Điều này có ý nghĩa trong việc giảm triệu chứng lão hóa và duy trì sự trẻ trung.

Giảm triệu chứng bệnh thiếu máu

Dược liệu này góp vai trò giảm triệu chứng bệnh thiếu máu nhờ kích thích sự tăng sản tế bào máu trong tủy xương cùng với gia tăng số lượng hồng cầu. Một trong những hợp chất quan trọng có trong thục địa là catalpol, một loại iridoid, đã được chứng minh có khả năng bảo vệ và giảm tổn thương do thiếu máu ở các bộ phận như: Não, tim và thận.

Hỗ trợ chức năng thận

Thục địa có khả năng cải thiện tình trạng suy thận bằng cách bảo vệ và thúc đẩy quá trình tái tạo thận. Một nghiên cứu trên con người nhằm đánh giá tính an toàn, hiệu quả của thục địa đã cho thấy rằng việc sử dụng rễ cây địa hoàng kết hợp với thuốc chẹn thụ thể angiotensin có tác dụng cải thiện mức độ protein niệu ở bệnh nhân mắc viêm cầu thận mạn tính.

Giải đáp thắc mắc: Thục địa có tác dụng gì? 3
Thục địa còn hỗ trợ chức năng thận

Các nghiên cứu khoa học để xác định thục địa có tác dụng gì cần được thực hiện và quan sát nghiên cứu nhiều hơn. Trước khi sử dụng thục địa bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo sức khỏe không bị ảnh hưởng.

Lưu ý khi sử dụng thục địa

Một số lưu ý sau đây sẽ giúp quá trình dùng thục địa an toàn và hiệu quả hơn:

  • Thục địa có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: Tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt do thiếu khí, hoặc cảm giác hồi hộp. Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi sử dụng thục địa, nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Thục địa không nên được sử dụng cho những người có vấn đề về tiêu hóa như: Khó tiêu hóa, tiêu chảy hay đau bụng. Ngoài ra, nên tránh sử dụng thục địa cùng với một số loại dược liệu khác như: Tam bạch, Thông bạch, Bối mẫu, La bặc và các loại thuốc tương tự.
  • Không nên sử dụng thục địa cho người bị bệnh gan. Ngoài ra, thục địa cũng không nên được sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, vì tác dụng của nó đối với thai nhi hoặc trẻ sơ sinh chưa được nghiên cứu đầy đủ.
  • Chỉ nên sử dụng thục địa với liều lượng tối đa từ 8 đến 16 gram mỗi ngày và không nên sử dụng quá 8 tuần. Nếu bạn cần sử dụng thục địa trong thời gian dài hơn, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế.
Giải đáp thắc mắc: Thục địa có tác dụng gì? 4
Người mắc bệnh gan không nên sử dụng thục địa

Cách bào chế thục địa

Có hai cách bào chế phổ biến nhất để sử dụng thục địa:

Cách 1

  • Thu hoạch và rửa sạch rễ hoặc củ của cây địa hoàng khi chúng đạt mức tiêu chuẩn. Sau đó để ráo và xếp vào bình lớn, sắp xếp củ to ở phía dưới và củ nhỏ ở phía trên.
  • Đổ rượu vào bình, tỉ lệ khoảng 90kg củ địa hoàng với 10 lít rượu. Đun sôi và giảm lửa nhỏ, tiếp tục đun trong khoảng 6 đến 8 tiếng cho đến khi cạn. Trong quá trình đun, sau mỗi khoảng 1 tiếng, lấy rượu từ đáy thùng để tưới lên củ địa hoàng để củ được thấm đều.
  • Sau khi đun 8 tiếng, củ địa hoàng được phơi trong vòng 3 ngày. Tiếp theo, đun củ địa hoàng với nước gừng. Nước gừng được làm bằng cách rửa sạch và xay nhỏ khoảng 2kg gừng, sau đó hòa với nước và lọc để chỉ lấy nước. Củ địa hoàng được sử dụng với nước gừng và tiếp tục phơi.
  • Lặp lại quá trình nấu nước gừng cho đến khi củ địa hoàng chuyển sang màu đen, nhánh nghĩa là quá trình bào chế thục địa đã hoàn thành.

Cách 2

  • Rửa sạch 10kg gừng và xay nhỏ. Chuẩn bị thêm 1.5kg sa nhân, cũng xay nhỏ và đun cùng gừng với sa nhân trong nồi với nước sôi trong khoảng 1 giờ, sau đó thu lại dịch chiết.
  • Cho khoảng 10kg củ địa hoàng vào dịch chiết vừa thu được, kết hợp với 22.5 lít rượu và ủ trong khoảng 2 giờ. Đảm bảo củ địa hoàng ngập nước bằng cách thêm nước nếu cần. Sau khi ngâm, nấu hỗn hợp trên trong 3 ngày, mỗi ngày để sôi âm ỉ trong khoảng 6 giờ. Trong quá trình đun, nếu nước cạn, thêm nước để đảm bảo củ địa hoàng ngập nước từ 2 đến 3cm.
  • Sau khi hoàn tất 3 ngày đun sôi, vào ngày thứ 4, lấy dung dịch đã nấu rồi trộn củ địa hoàng với khoảng 22.5 lít rượu và ngâm trong 2 giờ. Khi hoàn thành ngâm, đổ thêm nước để củ địa hoàng ngập nước và tiếp tục đun trong khoảng 6 giờ.
  • Tiếp tục nấu trong ngày thứ 5, điều chỉnh lượng nước sao cho sau khi đun âm ỉ, nước chỉ còn khoảng 9 đến 10 lít. Sau đó, lấy củ địa hoàng đi sấy.
  • Sau quá trình bào chế tốn công phu, thành phẩm thục địa có kích thước không đều và màu đen bóng. Việc bào chế theo kỹ thuật đúng sẽ giúp thục địa phát huy tối đa công dụng của nó.

Đến đây chắc hẳn bạn đã biết được thục địa có tác dụng gì rồi phải không? Có thể thấy thục địa được áp dụng trong việc điều trị các bệnh lý đa dạng, nhưng trước khi sử dụng bất kì loại thuốc Đông hay Tây y nào, bạn cũng cần tham khảo ý kiến từ chuyên gia để nắm được liều lượng dùng thích hợp với tình trạng cơ thể hiện tại. Đừng quên theo dõi nhà thuốc Long Châu để cập nhật những thông tin về sức khỏe và dược liệu hữu ích khác nhé!

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm