Bệnh gút ngày càng trở nên phổ biến ở những người trưởng thành trên thế giới. Những người mắc phải bệnh lý này ít nhiều đều phải kiêng kị với một số thành phần thực phẩm nhất định. Bởi lẽ đó mà có rất nhiều câu hỏi được đặt ra về vấn đề “bệnh gút có ăn được tiết canh không” và để trả lời cho câu hỏi đó hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.
Bệnh gút có ăn được tiết canh không?
Bệnh gút là một dạng viêm khớp gây ra những cơn đau đột ngột, sưng tấy ở phần khớp xương trên cơ thể. Tình trạng đau nhức thường bắt đầu từ ngón chân hoặc là chi dưới sau đó lan ra vùng khác, kéo dài liên tục từ 1 đến 2 tuần và rồi biến mất. Dựa trên nguyên nhân khởi phát bệnh mà gút được chia thành các thể nguyên phát, thứ phát và bẩm sinh.
Bệnh gút xuất hiện do sự rối loạn chuyển hóa chất purin ở thận khiến thận bị suy giảm khả năng lọc acid uric trong máu khiến cho nồng độ muối urat trong huyết thanh tích tụ trong cơ thể tăng cao. Khi điều này xảy ra, các tinh thể hình kim lắng đọng trong khớp và xung quanh khớp gây đau nhức và viêm khớp.
Vậy bệnh gút có ăn được tiết canh không? Cho đến hiện tại vẫn chưa có bất kì khảo nghiệm lâm sàng nào chứng minh được những tác động của tiết canh đối với những bệnh nhân mắc bệnh gút. Tuy nhiên dựa trên sự ảnh hưởng của các thành phần trong tiết canh với người gút mà chúng tôi đưa ra kết luận là người mắc bệnh gút không nên ăn tiết canh.
Bệnh gút có ăn được tiết canh không? Không nên ăn tiết canh khi đang điều trị bệnh gút
Bởi tiết canh là món ăn được chế biến từ máu tươi và nội tạng động vật. Mà trong nội tạng của động vật lại chứa rất nhiều nhân purin. Thứ chất được coi là mối đe dọa với người mắc bệnh gút, là thành phần chính gây nên tình trạng tăng acid uric và khi lượng acid uric trong máu tăng cao sẽ dễ gây ra những cơn khởi phát gút gấp.
Không những vậy trong tiết tươi của các loài động vật thường chứa rất nhiều vi khuẩn, vi sinh vật có hại cho con người nên dù mắc bệnh gút hay không vẫn nên hạn chế ăn tiết canh hết mức có thể.
Bệnh gút nên bổ sung những thực phẩm gì?
Trái cây
Trái cây là loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin có lợi cho bệnh nhân mắc bệnh gút. Nhất là đối với quả cherry, bởi theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong quả cherry có thành phần giúp ngăn ngừa tình trạng sưng viêm, giảm mức axit uric trong cơ thể của người bệnh do chứa vitamin C, beta caroten và chất chống oxy hóa rất cao.
Thực phẩm giàu Vitamin C
Vitamin C là chất có lợi, hỗ trợ rất tốt giúp cơ thể giảm bớt nồng độ axit uric trong máu, kháng viêm, chống oxy hóa, tăng khả năng đề kháng cũng như sức bền cho thành mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh. Bổ sung thêm vitamin C là điều cần thiết trong quá trình điều trị gút, nhất là một số loại thực phẩm giàu vitamin C có tính chua nhẹ: Dứa, ổi, súp lơ…
Bổ sung đa dạng dưỡng chất để cân bằng sức khỏe khi điều trị bệnh gút
Thịt trắng
Các loại thịt trắng như thịt cá sông, thịt gà ức… chứa hàm lượng chất đạm có lợi cao nhưng rất ít chất béo và purin. Những loại thịt trắng rất tốt cho người bệnh gút, có tác dụng chống quá trình kết tủa của axit uric.
Ngũ cốc nguyên cám
Các loại ngũ cốc nguyên cám chứa nhiều hàm lượng tinh bột có lợi cũng như nhiều chất xơ do ít qua tinh chế, giúp ức chế tình trạng các khớp bị viêm do gút.
Các sản phẩm từ sữa và đậu, hạt
Theo một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những chế phẩm từ sữa và đậu, hạt như bơ, kem, váng sữa, sữa chua… các chế phẩm từ sữa và đậu nành chứa nhiều dinh dưỡng hỗ trợ làm giảm lượng axit uric huyết thanh trong máu.
Bệnh gút nên kiêng gì?
Thịt đỏ
Thịt đỏ (bò, heo, dê…) chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao gồm chất đạm (protein), vitamin E, B6, B12. Chính hàm lượng protein quá cao sẽ dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu, là nguyên nhân gây ra bệnh gút. Không chỉ có vậy khi các món ăn được chế biến từ thịt đỏ trải qua quá trình tiêu hóa dưới xúc tác của enzyme, khiến các nhân purin trong thịt đỏ chuyển hóa thành axit uric.
Người bị bệnh gút nên kiêng ăn các món thịt đỏ
Nội tạng động vật
Nội tạng động vật (gan, thận, tim, bao tử,…) chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin nhóm B, các chất khoáng: Sắt, kẽm.... Nhưng đồng thời cũng chứa một hàm lượng purin khá lớn chính là chất gây tăng nồng độ acid uric trong máu, làm nghiêm trọng thêm tình trạng gút. Đồng thời, nội tạng động vật cũng thường là nơi chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh nên nếu không trải qua quá trình chế biến kĩ thì dễ mang thêm mầm bệnh vào người.
Hải sản
Các loài hải sản (như cá, mực, tôm, động vật có vỏ nghêu, sò, ốc,…) mặc dù chứa một hàm lượng các chất dinh dưỡng rất cao nhưng nó cũng tồn tại purin kết hợp với lượng đạm quá cao trong hải sản khi được tiếp nhận vào cơ thể người dễ gây ra tình trạng dư thừa dẫn đến sự khởi phát của các cơn đau gút.
Rượu bia, đồ uống có đường, có gas
Đây là những loại thức uống mà người mắc bệnh gút không nên sử dụng nếu không muốn tình trạng gút trở nên tồi tệ hơn.
Cần lưu ý những khi điều trị bệnh gút
Thông tin trên đã giải đáp được câu hỏi “bệnh gút có ăn được tiết canh không”. Bên cạnh đó, một số thông tin lưu ý dưới đây người bệnh cần biết trong quá trình điều trị bệnh gút.
-
Hạn chế ăn quá nhiều thịt trong thời gian ngắn, không uống rượu bia vì nó dễ gây ra việc tăng hàm lượng axits uric trong máu.
-
Uống nhiều nước: Việc hấp thụ đủ lượng nước cần thiết trong một ngày khiến cho cơ các cơ quan trong cơ thể hoạt động mượt mà hơn, nó vừa cung cấp nguồn khoáng chất vừa làm giảm, điều hòa lượng acid trong máu.
-
Có chế độ sinh hoạt, ăn uống, hoạt động hợp lý: Cần dừng ngay các hoạt động mạnh khi cơn gút cấp xuất hiện. Dành thời gian nghỉ ngơi để hồi sức và đảm bảo khớp không bị viêm nặng hơn.
-
Thường xuyên thăm khám theo yêu cầu của bác sĩ, cung cấp thông tin về tần suất xuất hiện của các cơn đau. Phối hợp với các chỉ dẫn của bác sĩ để điều chỉnh chế độ sinh hoạt một cách hợp lý nhất.
Tuần thủ theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh gút
Bài tham khảo trên đây đã đem đến cho bạn những thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi bệnh gút có ăn được tiết canh không. Rất mong nhận được sự ủng hộ của bạn đọc trong những bài viết tiếp theo.
Cẩm Ly
Nguồn: Tổng hợp