Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chúng ta thường có thói quen thức khuya hơn, để làm việc hay để giải trí, đa số là các bạn trẻ thường thích làm việc về khuya. Nhưng vẫn nhiều bạn không biết rằng thức khuya cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. Vậy thật sự thức khuya có gây ra bệnh ung thư hay không?
Một số nghiên cứu khẳng định, thức khuya sẽ thúc đẩy khả năng gây ra nhiều bệnh ung thư khác nhau và các bệnh lây nhiễm. Hệ thống miễn dịch là rào cản tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh ung thư và một số bệnh khác, nhưng khi giảm khả năng miễn dịch sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Vậy mời bạn cùng Nhà Thuốc Long Châu giải đáp vấn đề thức khuya có bị ung thư hay không?
Khi ung thư mới bắt đầu phát triển, nó thường không có triệu chứng hoặc có những triệu chứng nhẹ nhưng chúng ta không quan tâm tới. Tuy nhiên, khi ung thư đã phát triển lớn và lan rộng tới các cơ quan và nội tạng, nó sẽ gây ra 1 loạt triệu chứng như:
Ung thư là một trong các bệnh gây tử vong được xếp hàng thứ 2 trên thế giới.Ung thư làm bạn đau đớn, mệt mỏi, sụt giảm cân nặng. Bệnh nhân thường suy nhược cơ thể và suy tạng dẫn đến tử vong.
Khi khối u dần dần phát triển lớn, nó chèn ép các dây thần kinh vì vậy người bệnh có cảm giác đau đớn. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư như phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị có thể giúp loại bỏ khối u hoặc thu nhỏ khối u việc này sẽ giúp bệnh nhân giảm đau. Nhiều người bệnh phải dùng thuốc giảm đau thường xuyên để khống chế cơn đau do ung thư gây ra.
Người bệnh ung thư thường cảm thấy mệt mỏi và thiếu sức sống do sự phát triển của khối u.
Ung thư cũng khiến người bệnh chán ăn và cảm thấy ăn không ngon miệng, ăn nhanh no, vì thế những bệnh nhân mắc các bệnh như ung thư thực quản, ung thư gan, vv… Chán ăn kéo dài sẽ là suy nhược cơ thể dẫn đến kiệt sức và tử vong.
Ho ra máu hoặc viêm phổi là do bệnh ung thư phổi gây ra, hẹp thực quản, gây đau khi nuốt, hoặc khó nuốt là ảnh hưởng của ung thư thực quản; vàng da, cổ trướng ở bụng là biểu hiện của bệnh ung thư gan, vv….
Ngủ muộn là kẻ thù có bệnh ung thư chỉ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư mà còn khiến căn bệnh này trở nên khó trị. Theo các nhà khoa học, cách ngủ không hợp lý của một người có thể làm phá vỡ các đề kháng tự nhiên của cơ thể trước các tế bào ung thư, khiến việc sử dụng thuốc điều trị bị kém tác dụng
Một giấc ngủ đêm không đầy đủ chất lượng khiến sẽ hàng loạt quá trình hoạt động trong cơ thể bị đảo lộn và cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư. Những giấc ngủ quá muộn hay kiểu ngủ gián đoạn, thức dậy một hoặc nhiều lần giữa đêm là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư.
Giấc ngủ đêm không hợp lý còn ảnh hưởng đến “hormone ngủ” melatonin. Theo tự nhiên thì nhịp sinh học của cơ thể sẽ thích nghi theo sáng ánh giữa ngày và đêm từ môi trường tự nhiên. Nên việc các melatonin tăng dần khi mặt trời lặn sẽ đủ khiến chúng ta buồn ngủ. Thế nhưng với thời đại 4.0 thì con người bị ảnh hưởng nhiều bởi các ánh sáng xanh của các thiết bị di động, đèn công suất lớn và làm việc trái giờ, cố gắng thức khuya… làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melatonin của cơ thể, trong khi đó melatonin lại là chất có đặc tính chống ung thư.
Có thể bạn chưa biết, nhiệt độ cơ thể sẽ thay đổi khi bạn đi vào giấc ngủ. Càng về đêm cơ thể chúng ta sẽ hạ nhiệt độ trong khi bạn đi ngủ và nhiệt độ sẽ tăng dần khi bạn thức dậy. Việc hạ thấp nhiệt độ phòng khi ngủ giúp bạn phòng tránh ung thư phổi hiệu quả.
Đây là phương pháp này được dựa trên kỹ thuật thở trong Yoga. Sử dụng phương pháp thở 478 giúp cơ thể bạn đi vào trạng thái nhẹ nhàng và thư giãn hơn. Nếu bạn cảm thấy khó ngủ bạn có thể sử dụng phương pháp thở này để giúp bạn thư giãn và giảm bớt căng thẳng trước khi đi ngủ.
Tập thói quen đi ngủ vào một khung giờ nhất định sẽ giúp cải thiện giấc ngủ và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Cơ thể mỗi người đều có một đồng hồ sinh học riêng. Việc sinh hoạt vào một khung giờ nhất định giúp đồng hồ sinh học của bạn giữ một lịch trình đều đặn.
Giảm giấc ngủ trưa sẽ khiến bạn ngủ ngon giấc hơn vào ban đêm và sẽ giúp bạn dễ ngủ sớm hơn vào ban đêm. Giấc ngủ trưa không nên quá 30p sẽ giúp bạn cải thiện được việc ngủ muộn.
Ánh sáng phòng ngủ đóng vai trò khá quan trọng trong việc cân bằng lại đồng hồ sinh học của bạn. Khi phòng ngủ tối hơn, bóng tối sẽ khiến bạn có cảm giác buồn ngủ. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy việc cơ thể sản xuất melatonin cao hơn trong bóng tối, đây là một loại hormone thật sự cần thiết cho giấc ngủ của bạn. Vì cơ thể tiết ra rất ít melatonin vào ban ngày.
Nghe nhạc nhẹ được coi là một phương pháp hữu hiệu và cũng một trong những liều thuốc an thần giúp bạn ngủ tốt hơn. Bên cạnh đó, âm nhạc còn được các bác sĩ sử dụng nhiều trong điều trị cho các bệnh nhân bị chứng rối loạn giấc ngủ mãn tính, ví dụ như chứng mất ngủ.
Nhà Thuốc Long Châu hy vọng rằng với những kiến thức chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc ngủ đúng và ngủ đủ giấc. Và hy vọng những phương pháp trên sẽ giúp bạn cải thiện được giấc ngủ của mình.
Minh Thuý
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.