Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Giải đáp: Trẻ sơ sinh dùng bao nhiêu bỉm một ngày? Cách thay bỉm cho bé

Ngày 23/05/2022
Kích thước chữ

Thay bỉm cho con là một trong những công việc quá quen thuộc đối trong quá trình nuôi dạy và chăm sóc con cái. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh dùng bao nhiêu bỉm một ngày, thay bỉm thế nào cho đúng cách thì chưa chắc đã được nhiều phụ huynh để ý.

Thay bỉm cho con là một trong những công việc quá quen thuộc đối trong quá trình chăm sóc trẻ. Mỗi ngày, trẻ sơ sinh sử dụng một số lượng bỉm tương đối lớn mà chưa chắc nhiều bậc phụ huynh đã để ý. Vậy thực tế trẻ sơ sinh dùng bao nhiêu bỉm mỗi ngày? Thay bỉm cho trẻ như thế nào là đúng cách? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

Khi nào cần thay bỉm cho trẻ sơ sinh?

Mặc dù lượng phân hay nước tiểu của trẻ không quá nhiều tuy nhiên bố mẹ cũng cần đặc biệt để ý để có thể thay bỉm cho trẻ bất cứ lúc nào. Sau đây là một số dấu hiệu bạn cần thay bỉm cho trẻ sơ sinh:

  • Khi thấy bỉm của bé bị bẩn hay bị ướt. Nếu để lâu có thể làm cho bé cảm thấy ướt át, khó chịu và dễ bị hăm.
  • Sau khi bé đi nặng, cần thay bỉm ngay lập tức để tránh mất vệ sinh cũng như tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Thời điểm sau khi ăn cũng như khi mới ngủ dậy thường là lúc bé hay đi vệ sinh, vì thế bố mẹ cần chú ý kiểm tra thay bỉm cho bé.
Một số trường hợp mẹ nên thay bỉm cho bé Một số trường hợp mẹ nên thay bỉm cho bé

Hiện nay, hầu hết các loại bỉm đều được thiết kế bao gồm vạch báo bỉm đầy ở phía bên ngoài. Khi vạch chuyển từ đỏ sang vàng thì đó là thời điểm cần thay bỉm cho bé mà không nhất thiết phải kiểm tra bên trong. Thông thường khoảng 2 - 3 giờ bố mẹ nên thay bỉm cho bé một lần với trường hợp bé chỉ đi tiểu nhẹ, còn bé đi ị thì cần thay càng sớm càng tốt. 

Trẻ sơ sinh dùng bao nhiêu bỉm một ngày?

Theo như tần suất thay bỉm là 2 - 3 giờ/lần thì cũng có thể hình dung được trẻ sơ sinh dùng bao nhiêu bỉm một ngày. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào độ tuổi và chế độ ăn uống và hệ tiêu hóa của trẻ. Sau đây là một bảng thống kê trung bình số lượng bỉm cần dùng cho mỗi bé:

Số tháng tuổi

Số lượng bỉm trong một ngày

Số lượng bỉm trong một tháng

0 - 1

10 - 12

300 - 360

1 - 5

8 - 10

240 - 300

5 - 9

8

240

9 - 12

7

210

Như vậy có thể thấy, trung bình một ngày trẻ sơ sinh dưới một tháng tuổi cần được thay từ 10 - 12 bỉm/ngày, càng lớn thì tần suất thay bỉm cho con sẽ càng giảm.

Hướng dẫn cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Bố mẹ có thể không cần quá quan tâm đến việc trẻ sơ sinh dùng bao nhiêu bỉm một ngày, nhưng làm thế nào để thay bỉm cho trẻ đúng cách và an toàn thì rất cần lưu ý. Sau đây là một số bước trong quy trình thay bỉm cho bé

  • Bước 1: Chuẩn bị sẵn một vài thứ như: Đệm lót, vải, khăn ướt, nước ấm, bông gòn và bỉm mới chuyên dùng cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra cần lưu ý chọn chỗ thay bỉm khô ráo, thoáng mát và bằng phẳng để bé không lăn hay quậy phá.
  • Bước 2:Đặt bé nằm ngửa sau đó nhẹ nhàng nhấc hai chân lên để tháo bỉm cũ ra. Tiếp đó dùng khăn ướt hoặc khăn mỏng nhúng với nước ấm để lau sạch vùng da quanh khu vực đeo bỉm cho bé thật sạch rồi mới lau lại bằng vải khô nếu cần. 
Tháo bỉm cũ và vệ sinh sạch sẽ cho bé Tháo bỉm cũ và vệ sinh sạch sẽ cho bé
  • Bước 3: Mở bỉm theo các mép có sẵn sau đó dùng tay nâng các nếp gấp chồng tràn lên.
  • Bước 4: Nhẹ nhàng nhấc chân bé lên rồi đặt bỉm sạch bên dưới sau đó mới cho bé nằm đè lên bỉm. Đặt bỉm sao cho lõi thấm hút chất lỏng chạm vào da bé, cạnh trên của bỉm ở vị trí giữa lưng bé.
  • Bước 5: Cố định các miếng dán để bỉm vừa vặn với người bé. Kiểm tra lại xem bỉm có quá rộng hay quá chật không, như vậy là việc thay bỉm đã hoàn thành một cách nhanh chóng. 
Cố định các miếng dàn vừa với người của bé Cố định các miếng dàn vừa với người của bé

Với cấu tạo của bỉm thông thường có thể chứa được 1- 3 lần đi tè của bé, một số loại đặc biệt có thể chứa tối đa 3 - 4 lần. Vì vậy, nếu như trẻ sơ sinh chỉ tè thì cha mẹ có thể để tối đa 2-3 tiếng thay bỉm một lần cho con.

Một số lưu ý trong khi thay bỉm cho trẻ sơ sinh

Bên cạnh việc trẻ sơ sinh mấy tiếng thay bỉm 1 lần thì cha mẹ cần căn cứ vào chất lượng bỉm và mức độ đi vệ sinh của bé để có thể thay bỉm cho bé thoải mái nhất. Ngoài ra, cần lưu ý một số những vấn đề trong cách thay bỉm cho trẻ như sau:

  • Trong quá trình thay bỉm, không nên đặt trẻ ở phòng thông gió hay bật điều hòa, quạt quá lạnh bởi có thể dễ khiến bé bị cảm cúm, sổ mũi.
  • Với bé trai, trong quá trình thay bỉm cần điều chỉnh bộ phận sinh dục hướng xuống để bé không tiểu tràn ra ngoài hay có cảm giác khó chịu khi đóng bỉm.
  • Với bé gái, nên vệ sinh kỹ bộ phận sinh dục để tránh trường hợp bị viêm, nhiễm.
  • Cần dán các điểm trên bỉm sao cho vừa vặn với trẻ nhất, tránh trường hợp quá rộng khiến bé dễ đi vệ sinh tràn ra ngoài hay quá chật làm bé khó chịu.
  • Khi thay bỉm cần tránh kích thích cuống rốn khiến trẻ bị đau.
  • Trước khi thực hiện thay bỉm cho trẻ sơ sinh, bố mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ. Ngoài ra nên thao tác nhanh gọn để hoàn thành việc thay bỉm nhanh nhất.
Bố mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thay bỉm cho bé Bố mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thay bỉm cho bé
  • Không nên thay bỉm khi trẻ đang ngủ bởi có thể làm bé giật mình, quấy khóc.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lựa chọn loại bỉm phù hợp với con, nên ưu tiên các sản phẩm có mức độ thấm hút tốt, mềm mại và thoải mái cho bé.

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi trẻ sơ sinh dùng bao nhiêu bỉm một ngày. Bên cạnh đó là hướng dẫn cách thay bỉm và một số lưu ý bố mẹ cần biết để việc thay bỉm cho trẻ trở nên dễ dàng đồng thời tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho con. Hy vọng Nhà Thuốc Long Châu đã đem đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh.

Quỳnh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Trẻ sơ sinh