Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện tượng cảm cúm ở trẻ em rất dễ nhận biết thông qua một số triệu chứng như ho, sốt, sổ mũi. Khi thấy hiện tượng cảm cúm ở trẻ thì các mẹ nên mau chóng điều trị sớm cho trẻ, tránh để bệnh kéo dài rất nguy hiểm.
Bệnh cảm cúm thường bị nhầm với cảm lạnh, tuy nhiên các triệu chứng của cảm cúm nghiêm trọng hơn cảm lạnh rất nhiều lần. Ngoài những hiện tượng cảm cúm điển hình như ho, hắt hơi, sổ mũi thì còn xuất hiện các triệu chứng sau đây:
Xuất hiện những cơn sốt;
Ớn lạnh, đau nhức cơ bắp;
Chóng mặt, ăn không ngon;
Mệt mỏi, ho, đau họng, chảy nước mũi;
Buồn nôn, đau tai, có thể bị tiêu chảy.
Các hiện tượng cảm cúm này xuất hiện trong vòng 5 ngày rồi biến mất, tuy nhiên nếu không có can thiệp điều trị thì cảm cúm là một căn bệnh có thể gây biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm tai giữa. Khả năng gây biến chứng cao hơn đối với trẻ em, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi và người có hệ miễn dịch yếu.
Các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày của bé như và can thiệp điều trị bằng cách:
Cho trẻ uống nhiều nước.
Cung cấp vitamin C cho trẻ bằng các thực phẩm như rau, bắp cải, cho trẻ uống nước cam vào buồi sáng. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về các thực phẩm giúp giải cảm cúm nhanh chóng để cho trẻ dùng.
Trong trường hợp khẩn cấp bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị các hiện tượng cảm cúm nhất thời nhưng phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu như các triệu chứng vẫn không thuyên giảm, tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời tránh biến chứng.
Trong trường hợp bé bị nghẹt mũi thì bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:
Xông hơi tuần thân cho bé.
Sử dụng nước muối sinh lý, hoặc nước muối pha loãng và nhỏ vào mũi bé mỗi lần 1 giọt.
Sử dụng tinh dầu bạc hà, cho trẻ uống nhiều nước và khi trẻ ngủ thì kê gối cao và day cánh mũi cho bé.
Ngay cả tiêm ngừa cảm cúm cũng không thể đảm bảo an toàn 100%. Vì vậy việc chăm sóc sức khỏe mỗi ngày là vô cùng cần thiết. Bạn nên hướng dẫn bé các thói quen dưới đây để phần nào hạn chế sự lây lan nhanh của cảm cúm:
Hướng dẫn trẻ rửa tay kỹ và thường xuyên bằng xà phòng, nhất là sau khi đi vệ sinh, hắt hơi, ho hoặc khi chuẩn bị ăn uống.
Không dùng chung cốc, bát ăn.
Dùng khăn giấy bịt miệng khi ho, hắt hơi, hoặc xì mũi.
Không đưa trẻ đến nơi đang có dịch.
Để bảo vệ trẻ cũng như gia đình bạn trước cảm cúm thì các chuyên gia khuyến khích nên đi chích ngừa cảm cúm mỗi năm một lần, việc chích ngừa không đảm bảo rằng bạn sẽ không bao giờ bị cảm cúm tuy nhiên các hiện tượng cảm cúm sẽ xuất hiện ít hơn và không gây biến chứng nặng. Bạn có thể tìm hiểu thêm các phương pháp điều trị và phòng ngừa cảm cúm để bảo vệ cả nhà tốt hơn.
Hoàng Minh
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.