Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Uốn phồng chân tóc là một phương pháp được những chị em có mái tóc mỏng, thưa và yếu rất quan tâm. Uốn phồng chân tóc sẽ giúp bạn có mái tóc trong bồng bềnh trông đẹp hơn. Nhưng một số ít vẫn còn dè chừng vì không biết uốn phồng chân tóc có hại không?
Uốn phồng chân tóc là một phương pháp tạo kiểu tóc phổ biến, tuy nhiên nhiều người lo ngại về tác động tiêu cực của nó đến tóc. Việc sử dụng các sản phẩm hóa chất và nhiệt độ cao có thể làm suy yếu tóc, gây gãy rụng và gây tổn thương đến da đầu. Vậy trên thực tế uốn phồng chân tóc có hại không?
Uốn phồng chân tóc là một phương pháp tạo kiểu cho tóc bằng các thiết bị chuyên dụng và dễ tìm. Phương pháp này giúp làm phồng phần chân tóc của những cô nàng có mái tóc mảnh, mỏng yếu, khắc phục khuyết điểm giúp mái tóc trở nên bồng bềnh tự nhiên.
Uốn phồng chân tóc có thể được thực hiện với nhiều cách khác nhau trên nhiều dạng tóc. Tuỳ theo phương pháp mà mái tóc phồng sau khi làm có thể giữ được trong vài tiếng đồng hồ hoặc trong một khoảng thời gian dài. Thế nhưng, uốn phồng chân tóc có hại hay không? Có khiến tóc bạn yếu và rụng đi nhiều không?
Trước khi quyết định làm bất cứ phương pháp làm đẹp nào thì các chị em vẫn còn e ngại bởi không biết chúng có gây hại gì hay không. Uốn phồng chân tóc cũng vậy, mặc dù sẽ giúp mái tóc của bạn rất đẹp nhưng nhiều người phân vân vì chưa biết uốn chân tóc có làm tóc khô xơ, rụng nhiều hay không. Việc uốn phồng chân tóc có hại không còn phụ thuộc vào phương pháp mà bạn lựa chọn.
Uốn phồng chân tóc có sử dụng nhiệt và một ít thuốc uốn cho nên sẽ không tránh khỏi tóc bị hư tổn một ít. Nhưng sẽ không đáng kể nếu như bạn dùng các loại thuốc uốn đảm bảo chất lượng, biết cách chăm sóc và nuôi dưỡng tóc sau khi uốn phồng. Bởi vậy, hãy cứ yên tâm làm đẹp cho mái tóc nhưng hãy nhớ phải lựa chọn những salon uy tín và tìm hiểu cách chăm sóc tóc nhé!
Dành cho những ai đang quan tâm đến việc làm đẹp này, bạn có thể tham khảo một số phương pháp uốn phồng chân tóc đang hot hiện nay:
Xứ sở kim chi luôn là nơi bắt nguồn của những xu hướng làm đẹp phổ biến. Uốn phồng chân tóc Hàn Quốc cũng được giới nghệ sĩ Hàn Quốc ưa chuộng vì tính thẩm mĩ và ứng dụng cao, cho bạn một mái tóc bồng bềnh nhưng ít gây hại và ảnh hưởng tới tóc.
Phương pháp này cần sử dụng hóa chất và cây lược điện để uốn tóc. Tóc sau khi được bôi và thấm thuốc sẽ tiến hành tác động nhiệt cho mái tóc phồng lên. Tuy nhiên chỉ nên làm phồng một ít chân tóc bên trong vì có dùng hoá chất và nhiệt, dễ gây ra hư tổn và gãy rụng. Với những ai có cơ địa nhạy cảm, dễ gặp phải trường hợp dị ứng thuốc uốn tóc.
Ở các tiệm làm tóc hiện nay hầu như đều sử dụng phương pháp này bởi nó dễ thực hiện và đạt được hiệu quả cao khi dập xù chân tóc. Nhưng chỉ nên được thực hiện với các chuyên viên có tay nghề cao vì nếu không khéo léo, tác dụng nhiệt sẽ khiến tóc bị mất nước rất dễ gây gãy tóc. Chưa kể còn hạn chế tạo các kiểu tóc khác sau này. Thế nên, nếu uốn phồng chân tóc bằng máy bấm, bạn nên chú ý dưỡng tóc kỹ để phục hồi tóc.
Uốn phồng chân tóc hình zích zắc là cách uốn lạnh có sự kết hợp giữa thuốc uốn lạnh và lô cuốn zích zắc, tạo độ phồng cho chân tóc. Đây cũng là một trong những cách uốn phồng chân tóc dễ dàng và phù hợp cho chị em hiện nay vừa không sử dụng nhiệt vừa ít gây ảnh hưởng cho tóc.
Tết phồng chân tóc rất đơn giản, có thể tự thực hiện nhanh ngay tại nhà bằng cách tết phần chân tóc và để trong một thời dài. Sau khi thả ra sẽ khiến cho chân tóc phồng theo nếp mà không gây hại gì.
Như vậy với câu hỏi “Uốn phồng chân tóc có hại không?” thì câu trả lời có hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cách làm mà bạn chọn. Với những kiểu làm tóc mà Long Châu liệt kê phía trên bạn có thể chọn cho mình phương pháp phù hợp, ít dùng hoá chất hay nhiệt để giảm tác hại nhất có thể. Hãy làm cho chân tóc của mình phồng hơn để có được mái tóc dày giúp bạn trông xinh đẹp, tự tin hơn nhé!
Hoàng Vi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.