Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các dấu hiệu bệnh lý của trẻ nhỏ thường biểu hiện qua màu nước tiểu. Vậy trẻ đi tiểu có cặn đục màu trắng có là dấu hiệu của bệnh lý nào không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nước tiểu là môi trường mà cơ thể đưa chất thải và chất độc được sinh ra trong quá trình trao đổi chất ra môi trường bên ngoài. Khi trẻ mắc một bệnh lý nào đó thì bậc phụ huynh có thể nhìn màu sắc nước tiểu để nhận biết. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu một số bệnh lý có thể làm cho trẻ đi tiểu có cặn đục màu trắng.
Nếu nước tiểu của bé có màu sẫm kết hợp với cặn trắng thì có thể dễ dàng khẳng định rằng trẻ đi tiểu có cặn đục màu trắng là do bị mất nước. Khi trẻ không uống đủ lượng chất lỏng cần thiết thì sẽ dẫn đến tình trạng này. Trẻ em là đối tượng dễ bị mất nước (có thể là do tiêu chảy, nôn mửa hoặc sốt).
Các loại thực phẩm mà trẻ tiêu thụ có thể làm ảnh hưởng tới màu sắc và tình trạng của nước tiểu. Nếu bé ăn nhiều thực phẩm chứa phốt pho hoặc vitamin D sẽ làm xuất hiện các cặn lắng nước tiểu vì thận của bé đào thải lượng phốt pho dư thừa thông qua nước tiểu.
Ngoài ra, một số loại thực phẩm như nước cam, sữa, măng tây cũng có thể làm cho nước tiểu bị đục. Vì vậy, nếu bé rơi vào trường hợp này thì bạn chỉ cần thay đổi khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày cho bé thì tình trạng nước tiểu sẽ trở lại bình thường.
Tiểu dưỡng chấp là một bệnh lý của hệ tiết niệu bởi có rò lưu thông từ hệ bạch mạch đổ vào bể thận. Nguyên nhân gây bệnh có thể do bẩm sinh, do chấn thương hoặc do cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng giun chỉ. Dưỡng chấp có thành phần chính là lipid (bao gồm triglyceride, cholesterol tự do, phospholipid). Bệnh do ký sinh trùng giun chỉ loại Wuchereria Bancrofti hoặc dị tật bẩm sinh, u trung thất, sau chấn thương làm tắc nghẽn đường bạch mạch gây ra.
Trẻ bị tiểu dưỡng chấp thì nước tiểu thường có cặn lắng trắng đục như sữa hoặc như nước vo gạo, bên trên có những váng mỡ, để lắng lại sẽ có những màng keo, mảng trắng như sữa đông hay mỡ đông. Hiện tượng chỉ xảy ra theo từng đợt chứ không liên tục.
Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến trẻ đi tiểu có cặn đục màu trắng là do nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm khuẩn tiết niệu là tình trạng các phần của đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn có thể tấn công ở một hay nhiều phần của đường tiết niệu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu khiến nước tiểu có lắng cặn trắng hoặc có màu như sữa. Ngoài ra nước tiểu cũng có thể có mùi hôi. Nhiễm trùng có thể gây tiết dịch mủ hoặc máu vào đường tiết niệu, từ đó dẫn đến nước tiểu bị đục. Ngoài ra, người bệnh sẽ có cảm giác đau và nóng rát khi đi tiểu nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Hầu như các bệnh nhiễm trùng đều ảnh hưởng ít nhiều đến thận. Ban đầu là nhiễm trùng đường tiết niệu, sau đó có thể lan rộng và nặng lên nếu không điều trị đúng cách.
Nhiễm trùng thận sẽ làm trẻ đi tiểu có cặn đục màu trắng vì nhiễm trùng sinh ra mủ, mủ sẽ hòa lẫn với nước tiểu. Tương tự như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng thận cũng gây sốt, ớn lạnh, chuột rút, buồn nôn và nôn, đau lưng và nước tiểu lắng cặn trắng, thậm chí là có máu hoặc mùi hôi. Nhiễm trùng thận cũng có thể là do bị sỏi thận.
Tiểu phosphate là hiện tượng bắt nguồn từ việc xuất hiện nhiều phosphate bài tiết vào nước tiểu. Trẻ đi tiểu thỉnh thoảng sẽ thấy nước tiểu đục như nước vo gạo (thường gặp vào buổi sáng), để lắng lại sẽ có cặn như cặn vôi. Tiểu phosphate không phải là bệnh lý. Nhưng nếu để tình trạng này kéo dài cộng với việc cho trẻ uống ít nước sẽ dễ dẫn đến hình thành sỏi thận bởi tinh thể phosphate lắng đọng lâu ngày.
Một số loại thuốc cũng có thể khiến trẻ đi tiểu có cặn đục màu trắng như: thuốc điều trị đái tháo đường, các loại vitamin B, vitamin C,... nguyên nhân là do hai loại vitamin này có chứa nhiều phốt pho.
Ngoài ra, như đã nói ở trên, trẻ đi tiểu có cặn đục màu trắng có thể là do không uống đủ nước. Lượng nước cung cấp cho cơ thể không đủ nên cơ thể không có khả năng lọc hết được photpho trong vitamin cũng như những gì bên trong đường tiết niệu.
Cách khắc phục cũng rất đơn giản, chỉ cần cho bé uống thêm nước mỗi ngày (đảm bảo mỗi ngày uống đủ 1-2 lít nước), nước tiểu sẽ trở lại bình thường. Ăn nhiều trái cây và rau củ quả cũng là biện pháp giúp cho nước tiểu trong và không có mùi trở lại.
Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ đi tiểu có cặn đục màu trắng. Nhìn chung, phần lớn đều là do trẻ không uống đủ nước nên mới làm nước tiểu có căn trắng đục.
Do đó chỉ cần cho bé uống đủ nước, thay đổi khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày khoa học thì nước tiểu sẽ sớm trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu cặn lắng nước tiểu là do bệnh lý thì bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.
Như Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.