Viêm phế quản cấp là bệnh lý mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa hoặc trở lạnh bất thường. Vậy viêm phế quản cấp có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu nhé!
Thời tiết thay đổi khiến chúng ta dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm phế quản cấp. Biến chứng của bệnh có thể gây suy hô hấp cấp, bệnh để lâu có thể tiến triển thành mãn tính, có những đợt cấp ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy viêm phế quản cấp có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu nhé!
Viêm phế quản cấp là bệnh gì?
Viêm phế quản cấp là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến. Thông thường, viêm phế quản cấp có thể tự biến mất sau 1-2 tuần phát bệnh mà không để lại di chứng.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp viêm phế quản cấp bội nhiễm kéo dài, có thể tiến triển thành viêm phế quản mãn tính. Ngoài ra, bệnh nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi và suy hô hấp.
Vì vậy, tuy là bệnh phổ biến và có thể tự khỏi nhưng người bệnh không được chủ quan. Đây là một trong những bệnh về đường hô hấp phổ biến nhất. Mặc dù không nguy hiểm nhưng nó có thể phát triển thành tình trạng mãn tính, kéo dài. Người bệnh nên chủ động đi khám và tích cực điều trị để bệnh nhanh chóng được cải thiện và giảm nguy cơ biến chứng hô hấp.
Viêm phế quản cấp nguyên nhân do đâu?
Viên phế quản cấp là bệnh khá phổ biến, xảy ra ở mọi đối tượng, đặc biệt là với những người có hệ miễn dịch suy yếu. Có nhiều nguyên nhân gây viêm phế quản cấp. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây viêm phế quản cấp, cụ thể:
Virus: Một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm phế quản cấp. Một số loại virus phổ biến như virus herpes, virus SARS-CoV-2 hay virus cúm A-B,…
Vi khuẩn: Một số vi khuẩn có thể gây ra bệnh này, chẳng hạn như Haemophilus influenzae, vi khuẩn tụ cầu, liên cầu hoặc E. coli…
Do một số tình trạng sức khỏe: Các tình trạng như bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc dị ứng đường hô hấp trên cũng có thể khiến bạn bị viêm phế quản cấp.
Hệ miễn dịch yếu: Một số bệnh mãn tính hay cảm lạnh cũng có thể khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng phế quản khi sức đề kháng bị suy yếu.
Thời tiết chuyển mùa: Khi thời tiết thay đổi, niêm mạc đường hô hấp dễ bị kích ứng gây ra các tình trạng như sưng, viêm.
Hút thuốc lá: Dù trực tiếp hay gián tiếp, khói thuốc cũng gây ra nhiều ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến niêm mạc đường hô hấp do chứa nicotin.
Một số triệu chứng của bệnh viêm phế quản cấp
Người bệnh có thể nhận biết bệnh viêm phế quản cấp qua nhiều triệu chứng khác nhau trên cơ thể. Có một số dấu hiệu nhẹ trong những ngày đầu, mọi người dễ chủ quan. Vì sự chủ quan này mà một số người bệnh nặng dần. Một số dấu hiệu người bệnh cần lưu ý như sau:
Ho: Một số triệu chứng phổ biến như ho khan hay ho có đờm. Các triệu chứng như tức ngực hoặc chảy nước mũi kèm theo ho.
Đau họng: Cổ họng có thể sưng lên, nóng rát và đau khi nuốt.
Sốt: Tùy theo thể trạng có thể từng cơn hay kéo dài, nhẹ hay nặng, nhưng cũng có một số ít bệnh nhân không có triệu chứng sốt.
Đờm: Phản ứng viêm có thể khiến đờm có màu xanh lá cây, trắng hoặc vàng. Đây cũng là biểu hiện có thể chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hay virus.
Thở khò khè: Khi phế quản bị viêm, chúng sưng lên và phù nề làm thu hẹp diện tích. Vì vậy, khi bạn hít vào, không khí đi qua các ống này sẽ thu hẹp lại và tạo ra âm thanh khò khè.
Mệt mỏi: Một số triệu chứng như chán ăn, da xanh xao, uể oải là do sức đề kháng suy yếu.
Lưu ý: Nếu các triệu chứng này kéo dài trên 5 ngày, người bệnh cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và tìm phương pháp điều trị dứt điểm.
Viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?
Thông thường, viêm phế quản cấp chỉ kéo dài vài ngày rồi tự khỏi. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bệnh có thể biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách.
Viêm phế quản cấp tính không được điều trị dứt điểm sẽ tấn công tái phát nhiều lần dẫn đến viêm phế quản mãn tính, giãn phế quản thậm chí là suy hô hấp, viêm phổi rất nguy hiểm.
Đối với những trường hợp có triệu chứng ho, sốt, tiết đờm, khó thở kéo dài trên 5 ngày, người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa thay vì tự ý điều trị tại nhà.
Người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa hô hấp uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị máy móc hiện đại để tiến hành thăm khám, kiểm tra chính xác và đưa ra phương pháp phù hợp, điều trị hiệu quả nhất.
Chế độ sinh hoạt cho người bị viêm phế quản cấp
Để giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh nhanh chóng, thay vì làm trầm trọng thêm các triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ tái phát, người bệnh cần thực hiện một lối sống khoa học, bao gồm:
Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với các chất kích ứng như sơn, chất tẩy rửa.
Không tiếp xúc với bất kỳ ai bị viêm phế quản hoặc các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.
Ăn thực phẩm bổ dưỡng để tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.
Rửa tay thường xuyên sau khi chạm vào những đồ vật có thể lây lan virus và vi khuẩn.
Tập thể dụng hằng ngày.
Đi khám ngay lập tức nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc bất thường.
Trên đây là những chia sẻ của Nhà Thuốc Long Châu về viêm phế quản cấp có nguy hiểm không. Viêm phế quản nhẹ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh nặng thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn và có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, mỗi người cần tích cực bảo vệ sức khỏe và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.