Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm phổi là một trong những bệnh lý về đường hô hấp vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh viêm phổi. Theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để có cái nhìn chính xác về bệnh viêm phổi cũng như cách phân biệt viêm phổi do virus và vi khuẩn.
Viêm phổi là gì? Làm sao để phân biệt viêm phổi do virus và vi khuẩn? Đây đang là nỗi băn khoăn của rất nhiều đối tượng, nhất là những người đã, đang và có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cập nhật cho bạn đọc những thông tin chi tiết nhất xoay quanh chủ đề này.
Để phân biệt viêm phổi do virus và vi khuẩn, trước hết, bạn cần hiểu rõ về căn bệnh viêm phổi. Vậy viêm phổi là bệnh gì?
Viêm phổi là hiện tượng nhu mô phổi bao gồm phế nang, ống và túi phế nang, tiểu phế quản tận cùng hoặc tổ chức kẽ của phổi bị viêm không kể do trực khuẩn lao. Tổn thương viêm có thể khu trú ở một thủy phổi thường gặp ở người lớn trẻ tuổi hoặc lan tỏa ở cả hai phổi thường gặp ở người già và trẻ nhỏ.
Bệnh viêm phổi có nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, đặc biệt căn bệnh này được đánh giá là đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người cao tuổi có bệnh lý nền hoặc người có hệ miễn dịch suy yếu.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mục đích phân loại mà người ta phân loại viêm phổi theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể:
Các triệu chứng của viêm phổi ở các mức độ là khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tuổi tác và sức khỏe toàn thân của người bệnh. Trên thực tế, viêm phổi có thể có triệu chứng lâm sàng rõ ràng nhưng trong một số trường hợp thì viêm phổi lại không có triệu chứng. Để chẩn đoán cũng như tìm ra nguyên nhân gây viêm phổi, các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh đồng thời chỉ định cho người bệnh làm thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng.
Viêm phổi có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định nguyên nhân gây viêm phổi còn căn cứ vào xét nghiệm vi sinh trong đờm, máu, trong các bệnh phẩm khác hoặc phản ứng huyết thanh. Một số tác nhân chính gây viêm phổi có thể kể đến như:
Các tác nhân vi khuẩn thường gặp gây bệnh viêm phổi bao gồm:
Các loại virus như virus cúm, virus hợp bào hô hấp, cúm gia cầm, Coronavirus hay Adenovirus cũng là một trong những tác nhân gây bệnh viêm phổi nặng. Theo thống kê, có khoảng 10% người bệnh nhiễm viêm phổi do virus trong tổng số các ca mắc. Trong một số trường hợp, người bệnh mắc viêm phổi còn do nhiễm nấm và kí sinh trùng.
Việc hít phải các bào tử nấm cũng có thể gây viêm phổi. Khi hít phải các bào tử nấm, các bào tử này sẽ bám vào phổi và phát triển nhanh chóng gây viêm. Viêm phổi do nấm hay gặp ở những đối tượng đang mắc các bệnh lý mãn tính hoặc có hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Ngoài ra, những người thường xuyên hút thuốc lá, sống trong môi trường nhiều khói bụi hay ẩm mốc cũng có nguy cơ cao mắc viêm phổi do nấm.
Nếu không may hít phải hóa chất, người bệnh cũng có nguy cơ cao mắc viêm phổi. Viêm phổi do hóa chất hay viêm phổi hít là bệnh rất hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm. Mức độ nghiêm trọng sẽ phụ thuộc vào loại hóa chất hít phải, thời gian phơi nhiễm, các biện pháp sơ cứu đã thực hiện khi hít phải hóa chất và thể trạng của người bệnh. Ngoài ra, các hóa chất gây viêm phổi còn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Có thể thấy rằng, trong tất cả các tác nhân gây viêm phổi nêu trên thì vi khuẩn và virus là nguyên nhân phổ biến nhất. Vậy viêm phổi do virus và vi khuẩn khác nhau như thế nào? Cùng Nhà thuốc Long Châu phân biệt viêm phổi do virus và vi khuẩn ngay trong phần tiếp theo của bài viết nhé.
Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ phân biệt viêm phổi do virus và vi khuẩn thông qua triệu chứng và cách điều trị. Cụ thể:
Viêm phổi do virus là một tình trạng bệnh lý thường gặp mà nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này là do người bệnh nhiễm virus.
Triệu chứng
Những dấu hiệu cũng như triệu chứng thường gặp khi mắc viêm phổi do virus bao gồm:
Điều trị
Về nguyên tắc, điều trị viêm phổi do virus sẽ không sử dụng kháng sinh bởi kháng sinh chỉ có tác dụng trên tác nhân gây bệnh là vi khuẩn. Tùy vào loại virus gây bệnh cũng như mức độ của viêm phổi mà các bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định một số loại thuốc kháng virus như:
Bên cạnh các thuốc kháng virus, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thêm các thuốc điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau… Trong trường hợp người bệnh bị viêm phổi nặng, cần nhập viện để được hỗ trợ can thiệp điều trị cần thiết. Cùng với việc tuân thủ chỉ định điều trị, người bệnh cần tăng cường nghỉ ngơi và bổ sung đủ nước.
Viêm phổi do vi khuẩn cũng là một tình trạng bệnh lý thường gặp gây ra bởi nhiễm khuẩn tại phổi. Khi vi khuẩn xâm nhập vào phổi sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm các tổ chức phổi đồng thời gây ảnh hưởng đến hoạt động cũng như chức năng của phổi.
Triệu chứng
Các triệu chứng của viêm phổi do vi khuẩn thường diễn biến nhanh và rầm rộ, kéo dài trong vài ngày. Cụ thể:
Điều trị
Phương pháp điều trị cơ bản đối với trường hợp mắc viêm phổi do vi khuẩn là điều trị bằng kháng sinh. Kết quả của điều trị phụ thuộc vào loại kháng sinh thích hợp theo kháng sinh đồ.
Bên cạnh việc điều trị bằng kháng sinh, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc khác để hỗ trợ điều trị triệu chứng như giảm đau, hạ sốt, an thần. Trong trường hợp viêm phổi nặng, người bệnh cần nhập viện để có thể kết hợp thêm các phương pháp điều trị và can thiệp hỗ trợ.
Để đạt được hiệu quả điều trị cũng như rút ngắn thời gian điều trị, người bệnh cần nghỉ ngơi, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, uống đủ nước và nói không với thuốc lá.
Trên đây là toàn bộ những thông tin xoay quanh căn bệnh viêm phổi cũng như cách phân biệt viêm phổi do virus và vi khuẩn mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết sức khỏe hôm nay, bạn đọc sẽ có cái nhìn chính xác hơn về chủ đề này. Chúc bạn luôn có thật nhiều sức khỏe và cảm ơn bạn đã luôn đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu.
Xem thêm: Viêm phổi cộng đồng là gì? Làm cách nào phòng tránh?
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.