Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải phẫu xương bàn chân có gì đặc biệt?

Ngày 09/02/2023
Kích thước chữ

Nhiều người cho rằng đầu, tay và ngực mới là các bộ phận quan trọng cần phải bảo vệ mà quên đi vai trò quan trọng của bàn chân. Hãy cùng tìm hiểu về giải phẫu xương bàn chân nhé!

Bàn chân là một bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp con người giữ thăng bằng, đi lại và sinh hoạt dễ dàng. Vì thế, cấu tạo xương bàn chân là vô cùng phức tạp. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về giải phẫu xương bàn chân để từ đó, phòng ngừa những bệnh lý thường gặp liên quan đến bộ phận này. 

Vị trí của bàn chân 

Bàn chân nằm ở vị trí xa cơ thể nhất, có giới hạn tính từ hai mắt cá chân đến đầu các ngón chân. Phía đằng sau bàn chân còn có 1 đoạn nhỏ nhô ra gọi là gót chân. 

Để cân bằng cơ thể và gánh vác được toàn bộ trọng lượng, bàn chân không phải là một khối xương liền nhau mà được cấu thành bởi nhiều đoạn xương nhỏ, nối với nhau bằng các khớp, mô và cơ liên kết. Vì vậy, chỉ cần một chấn thương nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cấu tạo xương bàn chân. 

Giải phẫu xương bàn chân có gì đặc biệt? 1 Bàn chân là bộ phận quan trọng bậc nhất của cơ thể 

Tổng quan giải phẫu xương bàn chân 

Theo cấu tạo chung, bàn chân con người có tổng cộng 26 xương, được chia thành 3 phần chính. Đó là: 

Bàn chân trước 

Bàn chân trước bao gồm xương bàn chân, nối dài ra bởi các xương ngón chân. Tính từ xương bàn chân ngón cái đến xương ngón út có tất cả 5 xương, được đánh số từ I đến V. 

Trên thực tế, xương ngón chân của mỗi người thường dài hơn so với khi nhìn bằng mắt thường. Phần dễ nhận ra nhất là 3 đốt: Đốt gần, đốt giữa và đốt xa. Ngoài ra, mỗi ngón chân còn có thêm phần thân và chỏm nằm ngay tại phía trên của mu bàn chân. 

Tuy nhiên, ngón cái chỉ có 2 đốt là đốt gần và đốt xa, phần thân cũng được thay thế bằng đốt ngón 1. 

Bàn chân giữa 

Theo giải phẫu xương bàn chân, bàn chân giữa được cấu tạo mở rộng về phía trước, tương tự như một chiếc kim tự tháp. Kết cấu xương ở phần này bao gồm 3 bộ phận chính là: Xương ghe, 3 xương chêm và xương hộp. 

Xương ghe có kích thước lớn nhất, có hình bầu dục chia thành 6 mặt và dẹp về hướng trước sau. Xương ghe nằm ở giữa, thấp hẳn xuống và nâng đỡ lấy một phần xương sên và 3 xương chêm. 

Ba xương chêm được gọi là xương chêm trong, xương chêm giữa và xương chêm ngoài, tính từ phía trong bàn chân ra ngoài. Xương chêm nằm giữa xương hộp, xương ghe và xương bàn chân I, II, III. 

Xương hộp cũng có 6 mặt, có dạng hình hộp nhưng không đều. Xương hộp gắn liền với xương gót phía sau và xương bàn chân IV, V phía trước. 

Giải phẫu xương bàn chân có gì đặc biệt? 2 Hình ảnh minh họa giải phẫu xương bàn chân

Bàn chân sau 

Bộ phận này được chia thành 2 phần nhỏ là xương sên và xương gót, cấu tạo nên gót chân và mắt cá chân. Xương sên có tác dụng trực tiếp giúp nâng đỡ cẳng chân (bao gồm xương chày và xương mác). Từ đó, tạo thành mắt cá chân bên ngoài và bên trong. 

Đúng như tên gọi của nó, xương sên có hình dáng rất giống con sên, gồm chỏm sên, cổ sên và thân sên. Nhìn chung, xương sên cũng được xem như 1 hình hộp có 6 mặt. 

Cuối cùng là xương gót chân, là xương lớn nhất và nằm phía sau cùng của bàn chân. Xương gót có 6 mặt, nằm ở vị trí dưới xương sên và sau xương hộp. 

Các khớp xương bàn chân 

Thông thường, bàn chân chuyển động trên 3 mặt phẳng, chủ yếu phụ thuộc vào bàn chân sau. Để xương chân được liên kết với nhau và chuyển động linh hoạt, không thể không nhắc tới các khớp xương liên kết. Các khớp hoạt dịch chính bao gồm: 

Khớp cổ chân

Khớp cổ chân được tạo bởi xương chày, xương mác và xương sên. Các khớp này xếp lên nhau khéo léo, tạo thành một ổ sâu cho ròng rọc xương sên chạy qua. Phần trong của lỗ mộng này là mặt trong của mắt cá trong, còn phần ngoài của lỗ mộng là mặt trong của mắt cá ngoài. Ta có thể dễ dàng quan sát thấy mắt cá ngoài thấp hơn mắt cá trên. Kết cấu này có tác dụng bảo vệ các dây chằng ở bên ngoài cổ chân, chống cho dây chằng bị lệch trụ ra ngoài khi vận động. 

Giải phẫu xương bàn chân có gì đặc biệt? 3 Khớp cổ chân nối xương chày, xương mác với xương bàn chân

Khớp dưới sên 

Khớp dưới sên hay còn được gọi là khớp giữa xương sên và xương gót. Đây là xương chịu phần lớn lực từ cơ thể và có vai trò quyết định để tạo nên bàn chân sau. 

Khớp dưới sên gồm có 3 mặt: Trước, trong và sau. Trong đó, mặt lồi khớp lại chặt chẽ với mặt lõm của xương gót. Có 5 dây chằng mạnh và ngắn nâng đỡ khớp dưới sên nên khả năng vận động của khớp bị giới hạn không quá linh hoạt. 

Các khớp khác 

Bàn chân giữa cũng có các khớp nối giữa bàn chân và xương ngón chân và giữa các xương ngón chân với nhau. Tuy nhiên, hầu hết các khớp đều là các khớp trượt nên có kích thước khá nhỏ. 

Nhìn chung các khớp trên có biên độ chuyển động nhỏ. Chúng được nối với nhau bởi những dây chằng ngắn và vững chắc để giúp giữ vững cấu trúc vòm lòng bàn chân.

Giải phẫu xương bàn chân có gì đặc biệt? 4 Chỉ cần một ảnh hưởng nhỏ cũng có thể tác động đến chức năng của toàn bộ bàn chân

Việc hiểu về giải phẫu xương bàn chân có vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp bạn hiểu rõ về khả năng vận động của bộ phận này để từ đó, tránh được những chấn thương nguy hiểm như: Gãy xương bàn chân, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout,... 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin