Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Giúp trẻ giảm triệu chứng khó chịu do rối loạn tiêu hóa với Bioamicus Complete

Ngày 09/01/2024
Kích thước chữ

Rối loạn tiêu hóa là bệnh lý đường tiêu hóa rất phổ biến ở trẻ em. Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu bố mẹ chủ quan, bỏ qua những triệu chứng khó chịu bệnh gây ra cho trẻ thì sự phát triển toàn diện của trẻ sẽ bị ảnh hưởng lớn.

Vậy, rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có biểu hiện như thế nào? Làm thế nào để cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra? Tất cả sẽ được giải đáp một cách chi tiết ngay trong bài viết này, mời bạn đọc chú ý theo dõi.

Biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Trẻ em là đối tượng dễ bị rối loạn tiêu hóa do hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa hoàn thiện. Do đó, chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng, nếu chế độ ăn uống của trẻ không phù hợp thì trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, bệnh sẽ gây ra những triệu chứng điển hình như:

  • Táo bón: Trẻ dễ bị táo bón nếu như ăn các loại thực phẩm khó tiêu như đồ ăn cứng, các loại đạm, ít hấp thụ chất xơ,... Táo bón sẽ gây đau đớn, khó chịu cho trẻ. Không chỉ thế, biểu hiện này còn vô tình khiến cho trẻ có tâm lý sợ đi vệ sinh, chán ăn, ăn kém,... dần dần khiến cho đường ruột bị ảnh hưởng xấu.
  • Nôn trớ: Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện rất dễ gây nên tình trạng nôn trớ. Chỉ khi trẻ dần lớn lên, triệu chứng này mới có thể biến mất.
  • Đi ngoài phân sống: Sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột sẽ khiến cho trẻ đi ngoài phân sống. Tỷ lệ hại khuẩn nhiều hơn còn gây ra một số vấn đề khác như phân lỏng, phân có kèm chất nhầy,...
  • Đau bụng: Một triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa, các cơn đau có thể có nhiều hình thái cho tới mức độ đau khác nhau, từ đau nhẹ cho đến đau quằn quại. Cơn đau sẽ thường xuất hiện ở vùng bụng dưới phía bên trái và cũng có thể xuất hiện ở những vị trí khác.
  • Đi ngoài phân nát: Khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề, thức ăn sẽ không thể trải qua các bước tiêu hóa một cách hoàn chỉnh mà bị đào thải ra ngoài một cách nhanh chóng, khiến cho trẻ dễ bị mất nước.
  • Đầy hơi: Trẻ có thể bị đầy hơi, bụng chướng to, sình bụng do sự lên men của các vi sinh vật hoặc gặp phải tình trạng rối loạn chuyển hóa tinh bột trong hệ tiêu hóa.
  • Triệu chứng khác: Một số các triệu chứng khác trẻ có thể gặp phải như ợ nóng, ợ chua, hôi miệng, buồn nôn, ói mửa,...

Nếu để ý thấy con trẻ có các triệu chứng này kéo dài và không thuyên giảm, con trở nên chán ăn, sụt cân hoặc không tăng cân, tăng cân chậm,... Các bậc phụ huynh nên mau chóng đưa con đi thăm khám với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để chẩn đoán được chính xác tình trạng mà con đang mắc phải, từ đó có hướng giải quyết tốt nhất.

Mách mẹ cách giúp trẻ giảm triệu chứng khó chịu do rối loạn tiêu hóa1
Hệ tiêu hóa còn non nớt khiến trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể khiến cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Bất kỳ nguyên nhân nào làm đảo lộn quá trình tiêu hóa thức ăn thì đều được gọi là rối loạn tiêu hóa. Một số nguyên nhân cụ thể có thể nhắc tới bao gồm:

  • Sức đề kháng yếu: Sức đề kháng của trẻ yếu là nguyên nhân khiến cho trẻ bị mắc rất nhiều bệnh, sức khỏe yếu. Kết hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa hoàn chỉnh, trẻ sẽ rất dễ bị các tác nhân xấu như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,... tấn công.
  • Lạm dụng kháng sinh: Kháng sinh có tác dụng điều trị bệnh, tuy nhiên nếu quá lạm dụng, loại thuốc này có thể gây hại ngược lại cho sức khỏe trẻ do chúng tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi. Từ đó, hệ vi sinh trong đường ruột trở nên bị mất cân bằng, gây hệ lụy là rối loạn tiêu hóa.
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt: Trẻ sống trong môi trường độc hại, ô nhiễm, ăn nguồn thực phẩm không đảm bảo, kém vệ sinh,... cũng gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa.
  • Biến chứng bệnh: Rối loạn tiêu hóa cũng là biến chứng của một số bệnh lý như viêm mũi họng cấp, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi,... Do những bệnh lý này thường xuyên phải khạc đờm chứa vi khuẩn ra bên ngoài nhưng trẻ có thể lại nuốt ngược vào trong. Vô tình sẽ dẫn tới nhiễm khuẩn đường ruột, rối loạn tiêu hóa.
  • Dinh dưỡng không hợp lý: Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe trẻ. Một chế độ ăn không khoa học, thiếu dinh dưỡng, chứa nhiều đồ dầu mỡ, chất béo, đồ ngọt,... cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Nhận biết được nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ, từ đó bố mẹ sẽ có hướng đi và biện pháp đúng đắn giúp con trẻ phòng ngừa và giảm triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Mách mẹ cách giúp trẻ giảm triệu chứng khó chịu do rối loạn tiêu hóa2
Dinh dưỡng không hợp lý có thể gây ra rối loạn tiêu hóa

Giảm triệu chứng do rối loạn tiêu hóa với Bioamicus Complete

Để cải thiện bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ, điều cần thiết nhất là mẹ hãy cho trẻ đi thăm khám và thực hiện điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo, bài thuốc từ dân gian giúp con giảm cảm giác khó chịu do triệu chứng rối loạn tiêu hóa gây ra. Hoặc mẹ cũng có thể sử dụng thêm cho con các loại thực phẩm hỗ trợ cho hệ tiêu hóa như dung dịch Bioamicus Complete.

Dung dịch Bioamicus Complete được nhập khẩu nguyên chai từ Canada, có chứa trong mình 10 chủng lợi khuẩn cần thiết cho hệ tiêu hóa. Cam kết sẽ giúp giảm thiểu triệu chứng rối loạn tiêu hoá do loạn khuẩn đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện chứng biếng ăn, trẻ ăn ngon miệng, hỗ trợ trẻ tăng cân một cách tự nhiên và giảm nôn trớ, ọc sữa cho trẻ nhỏ. Giúp trẻ hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách tối đa và góp phần cải thiện, bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Sản phẩm cực kỳ phù hợp cho đối tượng là trẻ em bị rối loạn tiêu hóa với những biểu hiện như đầy bụng khó tiêu, phân sống, tiêu chảy, táo bón,... Người lớn dùng kháng sinh lâu ngày gây mất cân bằng vi khuẩn đường ruột và người có nhu cầu bổ sung lợi khuẩn.

Mách mẹ cách giúp trẻ giảm triệu chứng khó chịu do rối loạn tiêu hóa3
Dung dịch Bioamicus Complete 10ml sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa trẻ khỏe mạnh, giảm rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa không phải là vấn đề quá đáng lo ngại nhưng các bậc phụ huynh tuyệt đối không chủ quan. Hơn hết, phụ huynh cần lưu ý, nên cho con thăm khám, hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc, thực phẩm chức năng nào cho con để đảm bảo an toàn. Tránh tự ý sử dụng thuốc điều trị, có thể khiến cho sức khỏe của con gặp phải nhiều các vấn đề không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin