Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Góc hỏi và đáp: Bệnh thuỷ đậu bao lâu thì khỏi?

Ngày 23/04/2023
Kích thước chữ

Thuỷ đậu là bệnh đã được kiểm soát hiệu quả ngày nay nhưng chúng vẫn luôn là một trong những căn bệnh nguy hiểm không thể chủ quan. Thắc mắc thuỷ đậu bao lâu thì khỏi và điều trị thế nào cho nhanh lành bệnh được nhiều người đặt ra.

Bệnh thuỷ đậu lây lan rất nhanh trong cộng đồng nên buộc phải cách ly ngay khi mắc phải. Điều này làm cho nhiều người phải gác lại nhiều kế hoạch chỉ để chuyên tâm trị bệnh và rất nôn nóng tái hoà nhập với cuộc sống thường nhật. Từ đó câu hỏi bệnh thuỷ đậu bao lâu thì khỏi được nhiều người thắc mắc. Bài viết này của Long Châu sẽ bạn giải đáp cụ thể nhất về câu hỏi này. 

Bệnh thuỷ đậu: Thông tin từ A - Z

Thuỷ đậu hay còn biết đến với cái tên dân gian là trái rạ, là bệnh có tính truyền nhiễm rất cao, vào một số mùa trong năm bệnh có thể bùng phát trở thành dịch. Bệnh do virus Varicella Zoster gây nên và có thể lây qua đường tiếp xúc với dịch từ mụn nước hoặc qua đường hô hấp. 

goc-hoi-va-dap-benh-thuy-dau-bao-lau-thi-khoi-01.jpg
Thủy đậu là bệnh có tính truyền nhiễm rất cao

Mức độ tiến triển của bệnh thuỷ đậu nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào sức đề kháng của từng người. Trước khi trả lời câu hỏi thuỷ đậu bao lâu thì khỏi thì ta cùng tìm hiểu bệnh thuỷ đậu qua từng giai đoạn phát triển:

  • Ủ bệnh: Thuỷ đậu có thời gian ủ bệnh khá lâu, khoảng 14 ngày và giai đoạn này hầu như người bệnh không có triệu chứng gì để nhận biết. 
  • Khởi phát: Bệnh bắt đầu khởi phát với các triệu chứng như sốt nhẹ, người mệt, chán ăn, các hiện tượng này rất giống với cảm cúm. 
  • Toàn phát: Lúc này bệnh đã xuất hiện các triệu chứng rõ ràng hơn và các nốt ban bắt đầu xuất hiện. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chân tay rã rời, sốt cao, đau đầu, đau cơ và mụn nước mọc lên khắp cơ thể. 
  • Hồi phục: Sau khoảng 10 ngày kể từ khi phát bệnh, dần xuất hiện dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu, các mụn nước vỡ ra và được xử lý tốt sẽ khô dần lại, đóng vảy sau đó bong tróc. Nếu điều trị tốt thì các nốt mụn này sau khi bong ra không để lại sẹo hoặc sẽ nhanh chóng mờ đi các vết thâm do thủy đậu. Nhưng nếu điều trị không khoa học, chúng sẽ để lại các sẹo lõm thủy đậu, rất mất thẩm mỹ. 

Thuỷ đậu bao lâu thì khỏi?

Như đã đề cập ở trên thì từ lúc ủ bệnh cho đến khi khởi phát và hồi phục hoàn toàn, người bệnh có thể mất tối đa 1 tháng để lành bệnh. Trong đó có khoảng 21 ngày là thời gian để virus phát triển và 10 ngày để bệnh biểu hiện và phục hồi. Tuy nhiên đây là con số trung bình, thực tế mỗi người có khả năng hồi phục khác nhau. Nếu bạn là người có hệ miễn dịch tốt thì thời gian khởi phát và phục hồi được rút ngắn, từ đó virus bị tiêu diệt nhanh chóng hơn. 

goc-hoi-va-dap-benh-thuy-dau-bao-lau-thi-khoi-20.jpg
Thủy đậu bao lâu thì khỏi? Đây là thắc mắc của nhiều người

Vậy phải làm sao để bệnh mau lành? Bị thủy đậu uống thuốc gì? Lúc này ngoài bôi thuốc ngoài da để xử lý các nốt mụn chứa dịch ra, bạn còn phải uống thuốc để giảm các triệu chứng như thuốc hạ sốt, thuốc giảm ngứa, một số loại kháng sinh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung Vitamin C và ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để các vết loét có thể nhanh lành hơn.  

Một nguyên tắc cần nhớ rằng không cần nôn nóng, quan tâm đến việc thủy đậu bao lâu thì khỏi, thay vào đó hãy tập trung điều trị bệnh để hạn chế các biến chứng của bệnh thuỷ đậu xảy ra với cơ thể. Hạn chế tổn thương đến các nốt mụn nước bằng cách không gãi hay chạm vào chúng. Tắm rửa cơ thể thường xuyên với sữa tắm dịu nhẹ. Hạn chế ăn đồ cay, nóng, hải sản cũng như chủ động cách ly bản thân với người khác chính là cách bảo vệ bản thân và mọi người hiệu quả nhất. 

Hiện nay bệnh thuỷ đậu vẫn xảy ra và có nhiều trường hợp mắc thuỷ đậu bội nhiễm làm bệnh nhân gặp phải các di chứng rất đáng tiếc. Để hạn chế nguy cơ gặp biến chứng thuỷ đậu, hãy chủ động tiêm phòng vắc xin. 

Nên uống thuốc gì để nhanh khỏi thuỷ đậu?

Sau khi giải đáp thắc mắc thuỷ đậu bao lâu thì khỏi thì chúng ta cần quan tâm đến các loại thuốc bôi thuỷ đậu để ức chế tốt virus. Vậy loại thuốc nào là phù hợp để trị thuỷ đậu?

Thuốc bôi/sát trùng ngoài da

Bệnh thuỷ đậu với các mụn nước xuất hiện khiến nhiều người gặp khó khăn lúc chữa trị. Nếu không cẩn thận khi các mụn nước này vỡ ra sẽ dễ bị nhiễm trùng hay viêm loét trên da. Để hạn chế điều này xảy ra, dùng thuốc bôi để xử lý tại chỗ các nốt mụn nước đó là cách khoa học nhất để tránh da bội nhiễm. Thuốc xanh Methylen là gợi ý hay ho cho bạn. 

goc-hoi-va-dap-benh-thuy-dau-bao-lau-thi-khoi-03.jpg
Có thể dùng thuốc bôi để xử lý tại chỗ các nốt mụn nước

Thuốc kháng virus

Thuốc kháng virus Acyclovir thường được bác sĩ khuyên dùng để trị bệnh thuỷ đậu. Chúng sẽ làm giảm tình trạng nhiễm trùng thứ phát. Hãy dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ vì loại thuốc uống này không phải phù hợp cho tất cả mọi người. 

Thuốc hạ sốt

Khi mắc bệnh thuỷ đậu thì bệnh nhân thường bị sốt đầu tiên. Khi sốt, cơ thể rất mệt mỏi và dễ bị mất nước. Vậy nên ngay khi bị sốt hãy dùng thuốc hạ sốt để tình trạng bệnh không xấu đi. Bên cạnh các cách hạ sốt bằng thuốc bạn cũng có thể uống nhiều nước cam, lau người để hạ nhiệt. 

Thuốc giảm ngứa

Các nốt mụn thuỷ đậu thường gây ngứa và kích thích người bệnh chạm vào để gãi. Điều này không tốt bởi móng tay có thể làm vở dịch mụn nước làm vết thương dễ nhiễm trùng. Lúc này nên dùng thuốc giảm ngứa. 

goc-hoi-va-dap-benh-thuy-dau-bao-lau-thi-khoi-40.jpg
Có thể dùng thuốc giảm ngứa để tránh kích thích người bệnh chạm vào gãi

Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc thuỷ đậu bao lâu thì khỏi cũng như bật mí cho bạn một số thông tin để phòng và trị bệnh thuỷ đậu. Long Châu hy vọng những kiến thức này hữu ích cho bạn cũng khi sau khi đọc xong bài viết bạn có thể chủ động hơn để đối phó với căn bệnh này. 

Bảo Thanh

Nguồn tham khảo: medlatec.vn

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin