Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rộp môi là hiện tượng rất dễ xảy ra với các bé sơ sinh, vậy điều này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé hay không? Bố mẹ cần biết và lưu ý những gì khi trẻ sơ sinh bị rộp trắng ở môi? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây!
Không quá khó để phát hiện tình trạng môi của bé đang bị phồng rộp và nổi các mảng trắng. Vấn đề này sẽ làm cho các bậc phụ huynh rất lo lắng, không biết xử lý như thế nào nếu không có những kiến thức cần thiết. Bài viết sau chính xác là một vị “cứu tinh” cho bố mẹ để hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ sơ sinh bị rộp trắng ở môi.
Khi thấy con yêu bị rộp trắng ở môi thì bố mẹ không nên quá lo lắng vì đây là một hiện tượng rất bình thường và sẽ biến mất sau vài tháng.
Trong quá trình bú ti mẹ, các bé thường có xu hướng cố gắng dùng cả nướu lẫn môi. Lúc này, niêm mạc và môi của bé còn yếu nên khi cọ xát sẽ gây tổn thương ở vùng môi, khiến cho nơi này bị hiện tượng xuất hiện rộp trắng.
Bên cạnh đó, còn có một nguyên nhân khác đến từ vi khuẩn nấm Candida gây ra. Các bé sơ sinh khi vừa chào đời có thói quen mút tay cũng sẽ khiến xuất hiện rộp trắng ở môi.
Ngoài ra, bố mẹ nên lưu ý một số gạch đầu dòng sau đây có thể là những nguyên nhân gây ra hiện tượng này ở trẻ:
Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, hiện tượng trẻ bị rộp môi là một điều bình thường, sẽ không gây tổn hại đến sức khỏe của bé.
Tuy nhiên, các bố mẹ không nên quá chủ quan mà hãy cố gắng theo dõi tình hình của con yêu như thế nào để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời. Nếu để tình trạng quá nặng như: Bé quấy khóc nhiều hơn, sốt cao, lười ăn hoặc các vết rộp xuất hiện dày đặc hơn, thì bố mẹ phải ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám.
Khi thấy con xuất hiện vấn đề này thì điều đầu tiên bố mẹ cần làm đó là không bóc lớp rộp trên môi của bé. Hành động này sẽ gây chảy máu, đau đớn, thậm chí nặng hơn là vô tình tạo ra các vết thương hở, tạo môi trường phát sinh cho vi khuẩn, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng của con.
Mẹ cố gắng điều chỉnh lại tư thế bú của bé, không để con dùng lực quá nhiều, hãy chú ý khi miệng bé há to rồi hãy cho bé bú, điều này sẽ giúp giảm thiểu khả năng bị phồng rộp trắng ở môi rất nhiều đấy!
Bé còn quá nhỏ nên bố mẹ không thể cho bé vệ sinh răng miệng bằng phương pháp đánh răng thông thường. Do đó, bố mẹ nên tham khảo một vài phương pháp rơ lưỡi bằng các chất thuần tự nhiên sau đây:
Đó chỉ là những biện pháp có thể sử dụng được khi tình trạng của bé nhẹ, nếu bố mẹ thấy bé có những triệu chứng nặng hơn thì hãy đưa bé đến trung tâm nha khoa sớm nhất để kịp thời chữa trị.
Hy vọng những thông tin hữu ích trên có thể giúp cho bố mẹ giải đáp được những thắc mắc khi trẻ sơ sinh bị rộp trắng ở môi. Hãy cố gắng bổ sung những kiến thức cần thiết để chăm sóc con yêu của mình tốt nhất nhé!
Lan Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.