Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng nghẹt mũi có thể do thời tiết trở lạnh khiến dịch nhầy trong mũi đông đặc, dịch mũi tăng tiết khi bị kích thích, hoặc do hậu quả của viêm xoang, viêm mũi,... Bài viết này sẽ tiết lộ một số cách giảm nghẹt mũi khi giao mùa hiệu quả.
Nghẹt mũi là triệu chứng mà chúng ta sẽ ít nhất từng bị một vài lần. Nguyên nhân gây ra nghẹt mũi có thể xuất phát từ bệnh lý hoặc sinh lý. Nghẹt mũi không chỉ gây cản trở cho việc thở, mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ khi bạn bị vào ban đêm. Vậy làm thế nào để giảm nghẹt mũi tức thì? Dưới đây là một số gợi ý những cách giảm nghẹt mũi khi trời trở lạnh mà bạn có thể tham khảo.
Tình trạng nghẹt mũi xảy ra khi lớp niêm mạc mũi bị kích ứng, dẫn đến tăng tiết dịch nhờn trong khoang mũi để đẩy các tác nhân gây kích ứng ra ngoài. Nguyên nhân chính khiến cho niêm mạc mũi bị kích ứng là do cảm lạnh, cảm cúm, hoặc cơ thể dị ứng.
Khi bạn bị cảm cúm hoặc cảm lạnh, lớp niêm mạc mũi sẽ bị phù nề, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn, virus có hại phát triển trong khoang mũi. Lúc này, cơ thể sẽ tự động tiết ra nhiều dịch nhầy để làm sạch vi khuẩn, virus.
Trong trường hợp cơ thể bị dị ứng với thời tiết, hoặc hệ hô hấp bị tấn công bởi các tác nhân gây kích ứng, dịch mũi cũng sẽ tăng tiết để đào thải các yếu tố gây kích ứng. Dịch mũi tăng cao sẽ dẫn đến nghẹt mũi, gây khó khăn cho việc hô hấp.
Thông thường, sau một thời gian, dịch mũi giảm dần, tình trạng nghẹt mũi sẽ cải thiện. Tuy không gây ra điều gì nguy hiểm nhưng nghẹt mũi sẽ làm cản trở sinh hoạt và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Do đó, bạn có thể tham khảo một số cách giảm nghẹt mũi hiệu quả sau:
Massage nhẹ nhàng một số vị trí trên gương mặt là cách giảm nghẹt mũi đơn giản, hiệu quả tức thì. Bạn có thể massage ở vị trí giữa hai chân mày, hai bên cánh mũi hoặc vị trí nhân trung giữa mũi và miệng. Khi thực hiện massage, bạn nên thoa thêm dầu gió để làm ấm vùng cơ thể đó, tăng hiệu quả giảm nghẹt mũi.
Một gợi ý dành cho bạn đó là dầu gió lăn Red Lion Medicated Oil White Lavender Eucalyptus Agimexpharm. Sản phẩm được thiết kế với đầu lăn tiện dụng. Bạn chỉ cần lăn dầu gió qua các vị trí cần massage, sau đó dùng lực xoa bóp nhẹ nhàng.
Ngoài việc hỗ trợ điều trị nghẹt mũi, dầu gió Red Lion Medicated Oil White Lavender Eucalyptus Agimexpharm còn giảm nhức đầu, làm ấm cơ thể, giảm đau nhức cơ, đau bụng khi hành kinh, giảm viêm do muỗi đốt,...
Đây là một cách đơn giản mà nhiều người áp dụng để giảm nghẹt mũi. Nước muối sinh lý kháng khuẩn và chống viêm tốt, khả năng làm sạch tốt, đồng thời còn giúp tăng độ ẩm trong khoang mũi, làm loãng dịch mũi.
Khi vệ sinh mũi bằng nước muối, dịch nhầy đông đặc bên trong sẽ dễ dàng bị đẩy ra ngoài. Khoang mũi sẽ thông thoáng hơn. Tuy nhiên, bạn nên tuân thủ thực hiện đúng cách khi áp dụng phương pháp này để hạn chế nhiễm khuẩn ngược, hoặc ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
Xông hơi là một cách giảm nghẹt mũi đơn giản theo dân gian. Cách xông hơi giảm nghẹt mũi rất dễ dàng. Đầu tiên, bạn cho nước nóng vào thau, nhỏ thêm vài giọt tinh dầu vào (có thể thay thế bằng dầu gió). Sau đó, bạn dùng một chiếc khăn lớn trùm kín đầu. Bạn cố gắng hít thật nhiều hơi nước mang theo tinh dầu bay ra từ thau nước nóng.
Trong quá trình xông hơi, bạn nên tránh áp sát mặt và mũi vào thau nước để hạn chế bị bỏng. Áp dụng đều đặn phương pháp này 2 đến 3 lần/tuần, tình trạng nghẹt mũi sẽ thuyên giảm đáng kể.
Tuy rằng đã áp dụng các phương pháp giảm nghẹt mũi trên nhưng tình trạng vẫn không cải thiện, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đó ở xoang mũi. Trong trường hợp này, bạn nên đến gặp bác sĩ để sớm tìm ra nguyên nhân, và có cách điều trị phù hợp.
Ngoài ra, nếu nghẹt mũi đi kèm theo các triệu chứng sau thì bạn cũng nên đi khám càng sớm càng tốt:
Tóm lại, trên đây là gợi ý một số cách giảm nghẹt mũi khi trời trở lạnh hiệu quả. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ mang tính tham khảo. Nó chỉ đạt hiệu quả cao trong trường hợp nghẹt mũi nhẹ và không phải do bệnh lý gây ra. Nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài hoặc thường xuyên tái phát, thì bạn nên đi khám để được điều trị dứt điểm. Bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị mà cần tuân thủ theo đơn được bác sĩ chuyên khoa kê toa.
Bảo Vân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.