Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nếu nhà bạn nuôi mèo thì xác suất rất cao là bạn sẽ bị hắc lào lây từ mèo. Nếu chẳng may mắc bệnh nấm mèo ở người, bạn nên xử lý như thế nào?
Hắc lào xuất hiện ở loài mèo và có thể lây nhiễm sang con người. Vậy làm sao để biết mình đã mắc hắc lào lây từ mèo? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé!
Nấm mèo ở người là một bệnh da liễu lành tính và dễ chữa trị. Tuy nhiên, nó lại có nguy cơ tái phát cao và khả năng lây lan rất nhanh.
Ở Việt Nam, nấm mèo còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như nấm đồng xu, lác đồng tiền. Đây là một dạng nhiễm trùng da do vi nấm thuộc nhóm Dermatophytes gây ra. Căn bệnh này rất phổ biến tại Việt Nam vì nước ta có khí hậu nóng ẩm nên đây là điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển.
Khi bị lây nhiễm hắc lào, cơ thể của những chú mèo sẽ nổi nhiều nốt tròn đỏ có hình tròn hoặc hình bầu dục. Phần trong của nốt đỏ nhẵn và viền rõ ràng. Những vết thương này thường khô ráo, bong vảy nhẹ. Trong một số trường hợp, bạn sẽ thấy xuất hiện cả những mụn nước li ti xung quanh. Vết nấm mèo gây cho mèo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đi kèm với chứng rụng lông.
Ở con người, triệu chứng bị nấm mèo ở người khi nhiễm bệnh cũng tương tự. Các vết hắc lào này thường xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau trên cơ thể, chẳng hạn như chân, tay, lưng, cổ,... Căn bệnh này không chỉ khiến người bệnh cảm thấy mặc cảm về ngoại hình mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh.
Nếu thấy trên cơ thể xuất hiện những dấu hiệu trên, có thể bạn đã mắc phải một trong số những nguyên nhân sau:
Trong tình trạng bình thường, trên da người, da mèo hay trong môi trường như: Nước, đất, không khí đều tồn tại một số lượng nhất định những vi nấm này. Vì vậy, bạn và mèo đều có thể mang mầm bệnh nhưng không phát sinh triệu chứng. Khi hệ miễn dịch khỏe mạnh, các bạch cầu sẽ tìm kiếm những vi nấm này và tiêu diệt chúng. Nhưng với những người có hệ miễn dịch yếu như: Người già, trẻ em, thai phụ, hoặc những người mắc bệnh mãn tính như: HIV/AIDS, tiểu đường,... thì khả năng nhiễm hắc lào là rất cao. Khi đó, tế bào bạch cầu sẽ không đủ để tiêu diệt các vi nấm này.
Nếu người trưởng thành, khỏe mạnh, tiếp xúc với bào tử nấm thì cũng không có nguy cơ cao phát triển thành hắc lào, trừ khi trên bề mặt da có những vết trầy xước. Da được coi là hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể, ngăn chặn nấm mèo tấn công cơ thể. Khi tiếp xúc trực tiếp với những chú mèo bị bệnh qua việc hôn hít, âu yếm, vuốt ve, thậm chí là ngủ chung,... nấm sẽ lây sang người và đi vào cơ thể qua những vết thương hở. Bạn cần cẩn trọng vì đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh hắc lào.
Nguyên nhân tiếp theo khiến bạn mắc hắc lào là môi trường xung quanh không sạch sẽ và do vệ sinh cơ thể kém. Trong những ngày trời nắng nóng, việc đổ mồ hôi nhiều, đồng thời tiếp xúc với khói bụi là điều đương nhiên. Nếu không tắm rửa thường xuyên, mồ hôi đọng lại trên da trong thời gian dài là điều kiện thuận lợi để nấm phát triển.
Không những vậy, ngay cả khi không nuôi mèo, bạn cũng cần dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để duy trì môi trường sống trong lành, hạn chế nấm mốc nói chung và nấm mèo nói riêng phát triển.
Hắc lào có tốc độ lây lan rất nhanh và có thể sống trong môi trường có nhiệt độ bình thường lên đến 18 tháng. Vì vậy, nếu không điều trị triệt để, người bệnh rất dễ bị tái đi tái lại. Nấm mèo có thể lây qua đường tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, giữa người với động vật hoặc tiếp xúc gián tiếp với những đồ vật có tế bào vi nấm.
Nếu đã bị hắc lào hay nấm mèo ở người nặng trong thời gian dài, lan ra nhiều vùng trên cơ thể và gây nóng sốt, bạn nên tới gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có hướng điều trị phù hợp. Nếu bạn thấy cơ thể chỉ mới xuất hiện một vài nốt nhỏ, bạn có thể tham khảo những lưu ý dưới đây để làm chậm quá trình phát triển của hắc lào:
Hắc lào lây từ mèo tuy không nguy hiểm tới tính mạng con người những đem lại rất nhiều phiền toái. Căn bệnh này sẽ tái phát dai dẳng nếu không được chữa trị triệt để. Chúng tôi mong rằng qua những thông tin trên, bạn đã biết cách phòng chống bệnh lý này cho bản thân và gia đình.
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.