Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi ho đờm có máu nhiều người sẽ cảm thấy hoang mang, lo lắng không biết mình đang mắc phải bệnh gì. Hầu hết mọi người không biết được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này. Nhưng đây là triệu chứng cảnh báo sức khỏe đang nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết các bệnh lý liên quan ho đờm có máu để bạn biết cần nên làm gì.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ho ra đờm có máu, đó có thể do bệnh lý về đường tiêu hoá hoặc hô hấp. Nếu không điều trị kịp thời bệnh tiến triển nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đờm là một loại chất nhầy được tiết ra từ đường hô hấp, thường khá loãng, có màu trong suốt. Khi có vấn đề về sức khỏe thì đờm đặc hơn và có sự thay đổi màu sắc như: Vàng, xanh, nâu,… hoặc lẫn máu trong đờm.
Có 3 loại đờm có máu là đờm có lẫn máu tươi, đờm có máu vón cục hoặc đờm có lẫn tia máu. Khi ho khạc ra máu tươi thường kèm theo một số triệu chứng như đau rát cổ họng, tức ngực, nóng cổ, nóng ngực,... Máu trong đờm có thể xuất phát từ phổi, đường tiêu hoá hoặc dạ dày:
Từ phổi: Nếu máu có màu đỏ tươi, sủi bọt và đôi khi lẫn với chất nhầy thì có thể là máu từ phổi. Điều này là do ho dai dẳng hoặc nhiễm trùng phổi.
Tiêu hóa: Nếu máu có màu sẫm đi kèm với thức ăn, nó có thể xuất phát từ dạ dày hoặc bộ phận của đường tiêu hóa, đây là một tình trạng rất nghiêm trọng.
Lao phổi thường do các vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Các triệu chứng điển hình là sốt, đau ngực, khó thở hoặc ho dai dẳng. Vì vậy, nếu người bệnh có các triệu chứng trên cần đến ngay bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng này, người bệnh có thể chụp X-quang phổi và phân tích đờm.
Giãn phế quản là một trong những biến chứng của bệnh lao phổi, áp xe phổi hoặc viêm phổi do hít phải dị vật,... Đây là nguyên nhân gây ho ra máu.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh là ho ra máu với một lượng nhỏ kéo dài trong 3 - 5 ngày. Nếu người bệnh ho khạc hơn 100ml máu thì nguy cơ tử vong rất cao. Để chẩn đoán giãn phế quản người bệnh sẽ được chụp X-quang phổi và chụp CT. Khi đã xác định được nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ tiến hành điều trị phù hợp như cắt bỏ phổi bị giãn hoặc gây tắc mạch máu.
Sự tấn công của các vi khuẩn và virus như Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus gây ra nhiễm trùng đường hô hấp và có triệu chứng ho khạc đờm ra máu. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể gặp các triệu chứng như khó thở, sốt, nhức đầu,... Việc phát hiện bệnh chủ yếu thông qua chẩn đoán bằng cách chụp X-quang, CT ngực, xét nghiệm máu hoặc đờm.
Một số dấu hiệu của bệnh ung thư thanh quản: Khàn tiếng, khó nuốt, sưng hạch, cổ họng bị hôi, sưng to, đau rát,... Bị ung thư thanh quản, người bệnh còn bị mất giọng, ho ra máu. Nội soi thanh quản là phương pháp giúp nhìn rõ thanh quản của bệnh nhân. Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp hỗ trợ như chụp cắt lớp, làm sinh thiết giải phẫu.
Các triệu chứng của ung thư phế quản có thể là: Ho dai dẳng và ho có đờm dẫn đến thay đổi giọng nói, khàn giọng, đôi khi ho ra máu, khó thở, chán ăn, khó nuốt, sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi xương khớp, sưng cổ và mặt.
Ho ra máu có bọt màu hồng cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi. Căn bệnh này phát triển một cách âm thầm, giai đoạn đầu thường có rất ít triệu chứng. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh sẽ có các dấu hiệu khác như: Đau tức ngực, ho dai dẳng, khó thở, sút cân, ho ra máu,…
Từ những căn bệnh là nguyên nhân gây ra tình trạng ho ra đờm có máu ở trên, có thể thấy được tính chất nguy hiểm của hiện tượng này. Về cơ bản, nó không chỉ là dấu hiệu cảnh báo một căn bệnh nào đó trong cơ thể mà còn khiến sức khỏe ngày càng xuống cấp trầm trọng. Đây là triệu chứng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và giới tính.
Nếu triệu chứng khạc ra đờm có máu lặp lại thường xuyên hoặc kèm theo các biểu hiện sau thì tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay: Khó thở, ho, chóng mặt, đau tức ngực, đổ mồ hôi nhiều, mệt mỏi, cân nặng giảm đột ngột, máu trong phân hoặc nước tiểu,...
Khi thăm khám cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh. Tiếp theo, bác sĩ cũng sẽ khám mũi miệng và lấy mẫu đờm để phân tích. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu các xét nghiệm khác, chẳng hạn như: Chụp X-quang, xét nghiệm máu, CT ngực, nội soi phế quản. Sau khi có kết quả của các xét nghiệm này, bác sĩ sẽ tiến hành đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh như sử dụng thuốc giảm viêm, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm nhiễm do vi khuẩn, virus, thuốc giảm ho hoặc phẫu thuật, hoá trị và xạ trị.
Một số lưu ý trong sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa ho, ho có đờm hay ho đờm có máu:
Ho đờm có máu là dấu hiệu đường hô hấp bị tổn thương, lâu ngày có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nếu mới bị ho đờm ra máu thì bạn nên đi khám để được chữa bệnh tốt nhất, kết hợp cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để bệnh mau hồi phục.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.