Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh giãn phế quản có nguy hiểm không?

Ngày 31/03/2022
Kích thước chữ

Giãn phế quản chính là một trong số các bệnh lý về phổi. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động hô hấp của chúng ta. Vậy bệnh giãn phế quản có nguy hiểm không, cách khắc phục ra sao?

Để được tìm hiểu về vấn đề “Bệnh giãn phế quản có nguy hiểm không?”, bạn hãy theo dõi nội dung thông tin dưới bài viết sau.

Dấu hiệu của giãn phế quản

Khi bị giãn phế quản, bệnh nhân có thể bị sốt, phế quản tồn đọng nhiều mủ và chất nhầy, nhất là khi có bội nhiễm vi sinh vật. Bệnh nhân bị sốt cao trên 38 độ C, kèm theo đó là triệu chứng ho kéo dài, có nhiều mủ và đờm.

Khi mức độ bệnh trở nên trầm trọng hơn, lượng mủ và đờm sẽ tăng lên nhiều hơn, mức độ các cơn ho cũng sẽ tăng lên.

Bệnh giãn phế quản có nguy hiểm không?1 Bệnh giãn phế quản có nguy hiểm không?

Thông thường, dịch đờm được chia làm 3 lớp, lớp dưới là mủ đặc quánh, lớp giữa là chất nhầy và lớp trên là lớp bọt. Ở một số bệnh nhân còn bị khạc ra máu, kèm theo đó là đờm lẫn với nhầy, mủ và máu. Thông thường, chất đờm là do những mao mạch ở thành phế quản bị thương tổn. Đối với trường hợp này, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được điều trị.

Bệnh nhân có thể ho thành từng cơn, đặc biệt là buổi sáng sớm khi vừa mới ngủ dậy. Vào mỗi lần thay đổi thời tiết hay thay đổi tư thế, các cơn ho sẽ tăng dần lên và khiến cho bệnh nhân bị mất ngủ, cơ thể mệt mỏi và chán ăn.

Lồng ngực có thể bị biến dạng. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có hiện tượng bị khó thở và đau tức vùng ngực. Tình trạng này thường khiến cho bệnh nhân rất khó chịu.

Bệnh giãn phế quản có nguy hiểm không? - Giãn phế quản sau lao phổi

Giãn phế quản chính là tình trạng phế quản giãn không hồi phục, kèm theo đó là sự phá hủy của thành vách ở phế quản. Giãn phế quản chính là một trong số những biến chứng của lao phổi. Thông thường, giãn phế quản ở sau lao phổi thường phát triển theo hai cơ chế: 

Thứ nhất: Đó là do nhu mô phổi bị xơ hóa và phá hủy, dẫn đến co kéo, giãn phế quản không hồi phục.

Thứ hai: Chít hẹp phế quản do xơ sẹo sau lao nội phế quản cục bộ.

Thông thường, triệu chứng của giãn phế quản đó là bệnh nhân bị khạc đờm mạn tính. Đờm nhầy khi lắng thành nhiều lớp, khi nhiễm trùng thì thành mủ. Bên cạnh đó, ho ra máu cũng chính là triệu chứng và biến chứng do giãn phế quản gây ra. Có thể là máu bị dính đờm, có thể là ho ra máu dai dẳng với một lượng nhiều.

Bệnh giãn phế quản có nguy hiểm không?2 Triệu chứng khó chịu do giãn phế quản gây ra

Cách điều trị giãn phế quản

Bệnh giãn phế quản có chữa được không? Để điều trị giãn phế quản, bạn có thể thực hiện theo những cách sau:

Sử dụng thuốc kháng sinh

Khi có đợt bội nhiễm của giãn phế quản, bệnh nhân nên dùng thuốc kháng sinh trong thời gian từ 10 đến 15 ngày. Trong trường hợp căn bệnh ở mức độ trầm trọng, bệnh nhân có thể dùng kháng sinh kéo dài hơn, thậm chí là đến 1 tháng.

Dẫn lưu đờm

Dẫn lưu đờm là liệu pháp điều trị rất quan trọng, tác dụng của nó giống như dùng kháng sinh. Theo đó, những biện pháp dẫn lưu đờm thường được dùng phải kể đến như vỗ rung lồng ngực, ho, khạc đờm sâu kết hợp với dẫn lưu tư thế hằng ngày.

Tùy thuộc vào vị trí giãn phế quản mà bạn có thể lựa chọn những tư thế tập phù hợp với nguyên tắc vùng giãn phế quản phải được đặt ở vị trí cao nhất. Nếu như vùng giãn phế quản ở phía sau thì bệnh nhân cần đặt nằm sấp. Nếu như vùng giãn phế quản ở phía trước, người bệnh cần phải đặt nằm ngửa. Tiếp theo đó, bạn dùng cả hai bàn tay khum lại rồi vỗ đều vào phần ngực của bệnh nhân, kết hợp với việc lắc và rung ngực. Mỗi lần thực hiện nên kéo dài từ 15 đến 20 phút và nên duy trì thực hiện mỗi ngày từ 2 đến 3 lần.

Sử dụng thuốc

Nếu như bệnh nhân bị khó thở, phổi có tiếng ran rít, ngáy thì nên dùng thêm các loại thuốc giãn phế quản bằng khí dung hoặc đường uống, thậm chí có thể kết hợp cả hai. Theo đó, một số loại thuốc thường được dùng phải kể đến như terbutaline, salbutamol, bambuterol, theophylline, thuốc kháng cholinergic…

Bệnh giãn phế quản có nguy hiểm không?3 Thuốc tây chữa giãn phế quản

Cách phòng ngừa bệnh giãn phế quản

Để phòng ngừa căn bệnh giãn phế quản, bạn có thể áp dụng theo các cách như sau:

  • Vệ sinh đường hô hấp trên bằng việc súc họng bằng nước muối, đánh răng hằng ngày.
  • Điều trị kịp thời khi bệnh nhân bị viêm họng hạt, viêm amidan, viêm chân răng, viêm xoang mãn tính, viêm lợi.
  • Khi phát hiện ra căn bệnh viêm đường hô hấp, bệnh nhân nên đi khám bệnh và điều trị theo đơn thuốc cũng như sự chỉ định của bác sĩ.
  • Đối với người chưa có miễn dịch chống vi khuẩn lao và trẻ sơ sinh thì cần tiêm phòng vắc xin phòng lao, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
  • Nên thực hiện việc tiêm phòng cúm mỗi năm và tiêm vắc xin phòng phế cầu mỗi 4 năm.
  • Nên nâng cao thể trạng cũng như tập thể dục đúng bài bản, đều đặn để giúp cho bộ máy hô hấp được hoạt động bình thường.
  • Vào mùa lạnh, bạn nên mặc ấm và giữ ấm vùng cổ.
  • Mỗi khi tắm, bạn nên tránh để gió lùa.
  • Không hút thuốc lào, thuốc lá.
  • Khi làm việc trong môi trường có nhiều khói bụi, bạn nên đeo khẩu trang đúng cách để không hít phải bụi.

Bệnh giãn phế quản có nguy hiểm không? Mọi vấn đề này đã được giải đáp qua phần trên bài viết. Nếu còn bất cứ điều gì còn thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể nhé. 

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin