Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Hoa mắt chóng mặt là bệnh gì? Xử lý như thế nào?

Ngày 24/08/2017
Kích thước chữ

Hoa mắt chóng mặt là bệnh gì? luôn là thắc mắc của rất nhiều người. Không chỉ thiếu máu não, bệnh tim mạch, chứng rối loạn tâm lý cũng có hể gây ra hiện tượng này

 

Hoa mắt chóng mặt là hiện tượng vô cùng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Nhiều người khi gặp hiện tượng này nghĩ mình bị thiếu máu. Theo các chuyên gia, điều nghi ngờ này là đúng, tuy nhiên chưa đủ. Ngoài thiếu máu lên não, hoa mắt chóng mặt còn có thể xuất phát từ rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như bệnh thần kinh, bệnh tim mạch, rối loạn tâm lý.

Thực tế, nếu nhìn nhận từ góc độ y học thì hoa mắt và chóng mặt là hai triệu chứng riêng biệt, hoàn toàn khác nhau. Sở dĩ chúng được nhắc chung với nhau vì nhiều bệnh lý đều đồng thời gây ra cả 2 hiện tượng này.

Hoa mắt chóng mặt là bệnh gì? Xử lý như thế nào? 1Hoa mắt chóng mặt còn có thể xuất phát từ rất nhiều bệnh lý nguy hiểm

Hoa mắt là hiện tượng mà chúng ta hay miêu tả là xây xẩm mặt mày, mọi vật tối sầm lại, không thể nhìn rõ. Nó thường chỉ kéo dài trong vài giây hoặc có thể là vài phút. Trong khi đó chóng mặt là cảm giác mọi vật xung quanh quay tròn theo nhiều hướng, nhiều chiều khác nhau. Chóng mặt thường khởi phát khi ta thay đổi tư thế, nó thường kéo dài vài phút hoặc có thể liên tục vài giờ đồng hồ. Đối với những trường hợp nặng, hoa mắt và chóng mặt còn có thể đi kèm với buồn nôn và ói mửa.

Hoa mắt chóng mặt là bệnh gì?

Theo các chuyên gia, hoa mắt và chóng mặt thường biểu hiện cho những bệnh lý khác nhau. Điển hình nhất có thể kể đến như:

Hoa mắt chóng mặt là bệnh gì? Xử lý như thế nào? 3Nếu hoa mắt chóng mặt thường kéo dài trên nửa tiếng thì cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng

Nếu bị hoa mắt bạn có thể nghĩ đến các bệnh lý như:

  • Thiếu máu não
  • Bệnh lý tim mạch như suy tim, rối loạn nhịp tim, hẹp/hở van động mạch chủ, hẹp động mạch chủ…
  • Các bệnh lý về mạch máu như xơ vữa động mạch, viêm mạch dẫn đến hẹp động mạch cảnh trong, hệ mạch máu xương sống thân nền,…
  • Tăng hoặc tụt huyết áp
  • Ngoài ra căng thẳng, suy nhược thần kinh hay cảm cúm làm ảnh hưởng đến sự lưu thông máu lên não cũng có thể gây hoa mắt.

Chóng mặt thì có thể xuất phát từ một bệnh liên quan đến tiền đình. Tiền đình có chức năng nhận biết vị trí của đầu và giữ cơ thể được thăng bằng. Khi tiền đình hoạt động không tốt, chúng ta sẽ cảm thấy chóng mặt, choáng váng. Bị chóng mặt thường là biểu hiện của các bệnh lý như:

  • Rối loạn tiền đình
  • Suy giảm bơm máu lên các cơ quan tiền đình
  • Đột quỵ não
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc đang sử dụng

Bệnh hoa mắt chóng mặt thường gặp ở rất nhiều lứa tuổi. Nó thường đi kèm với hiện tượng đau đầu mà người ta quen gọi là bệnh hoa mắt chóng mặt đau đầu. Nếu những hiện tượng này chỉ xuất hiện thoáng qua rồi kết thúc, thi thoảng lặp lại thì hầu hết là lành tính. Tuy nhiên nếu chúng thường kéo dài trên nửa tiếng thì cảnh báo bạn nên cẩn thận với những bệnh lý nghiêm trọng kể trên.

Xử lý nhanh bệnh hoa mắt chóng mặt

Hoa mắt chóng mặt là bệnh gì? Xử lý như thế nào? 2Tìm ra nguyên nhân đứng sau bạn mới có thể điều trị hoa mắt chóng mặt được triệt để

Thực chất để có thể thoát khỏi những cơn hoa mắt chóng mặt bạn phải trả lời được câu hỏi “bệnh hoa mắt chóng mặt là bệnh gì?”. Tìm ra nguyên nhân đứng sau bạn mới có thể điều trị được triệt để. Tuy nhiên để xử lý nhanh chứng hoa mắt chóng mặt, các chuyên gia cũng đưa cho bạn một số lời khuyên như sau:

  • Dừng mọi hoạt động khi bị hoa mắt chóng mặt để nằm nghỉ ngơi
  • Giữ cho môi trường xung quanh thoáng đãng, sạch sẽ, yên tĩnh
  • Để phòng tránh hiện tượng này, bạn nên duy trì tập thể dục thường xuyên và đều đặn để cải thiện lưu thông máu lên não và hạn chế các bệnh về huyết áp.

Linh Đan

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin