Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hội chứng Horner là một tình trạng khá hiếm gặp và được đặc trưng bởi các triệu liên quan đến mắt như đồng tử co lại hoặc sụp mí mắt trên. Hội chứng này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của hội chứng Horner là gì? Biện pháp chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh như thế nào?
Hội chứng Horner được xác định là do tổn thương các dây thần kinh giao cảm tại mặt, trong một số trường hợp hiếm hoi là do nguyên nhân bẩm sinh. Phương pháp điều trị hội chứng này sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Để tìm hiểu kỹ hơn về hội chứng horner, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.
Hội chứng Horner không phải là một bệnh lý mà là một hội chứng tổng hợp nhiều triệu chứng có thể gặp bắt nguồn từ nhiều bệnh lý khác nhau. Các dấu hiệu của bệnh thường liên quan đến tình trạng liệt dây thần kinh giao cảm ở mắt gây ra hiện tượng co nhỏ đồng tử, sụp mí hoặc giảm bài tiết mồ hôi tại vùng mặt bên tổn thương. Tình trạng này xảy ra do tính dẫn truyền của các dây thần kinh xuất phát từ não đến mắt và mặt ở một bên bị mất đi sự liên tục.
Hội chứng Horner còn có tên gọi khác là hội chứng Horner - Bernard hay bại liệt giao cảm. Bệnh nhân có biểu hiện của hội chứng Horner có thể bắt gặp ở nhiều chuyên khoa khác nhau như chuyên khoa hô hấp ung bướu, chuyên khoa thần kinh, chuyên khoa mắt, chuyên khoa tim mạch…
Hội chứng Horner có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, trong đó nhóm đối tượng người cao tuổi có nguy cơ cao nhất do có nguy cơ mắc phải một số bệnh lý như đột quỵ não, bệnh lý về mạch máu, trung thất hoặc phổi. Bên cạnh đó, những đối tượng thường xuyên hút thuốc lá và mắc bệnh u phổi cũng làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng này.
Theo các bác sĩ, hội chứng Horner xảy ra do có sự tổn thương con đường dẫn truyền nào đó trong hệ thống thần kinh giao cảm. Hệ thần kinh giao cảm đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà nhịp tim, kích thích đồng tử, gây đổ mồ hôi, điều hoà huyết áp và các chức năng khác nhằm giúp cơ thể phản ứng nhanh với những thay đổi của môi trường xung quanh. Con đường thần kinh giao cảm trong hội chứng Horner bị ảnh hưởng được chia thành 3 loại theo từng loại tế bào thần kinh, cụ thể là:
Tế bào thần kinh bậc nhất bao gồm các tế bào thần kinh trên đoạn từ vùng dưới đồi của đáy não, đi qua cuống não và kéo dài tới phần trên của tủy sống. Các bệnh lý trong khu vực này có thể phá vỡ chức năng hoạt động của các tế bào thần kinh này và gây ra hội chứng Horner là:
Tế bào thần kinh bậc 2 là các tế bào thần kinh bắt đầu từ đoạn cột sống, đi qua phần trên của ngực và tiến vào bên trong cổ. Các nguyên nhân gây ra tổn thương cho tế bào thần kinh ở khu vực này có thể là:
Tế bào thần kinh bậc 3 là các tế bào thần kinh kéo dài dọc phía cạnh cổ và dẫn đến da mặt, cơ của mống mắt và mí mắt. Tổn thương các tế bào thần kinh ở bậc 3 có thể là do các vấn đề như sau:
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng Horner ở trẻ em gồm có:
Ngoài ra, trong một số trường hợp, nguyên nhân gây ra hội chứng Horner không xác định được và được gọi là hội chứng Horner vô căn.
Do sự gián đoạn trên đường đi của dây thần kinh giao cảm đi từ não bộ đến mặt và mắt ở một bên mặt, gây ra hội chứng Horner với các biểu hiện như sau:
Ở trẻ em có thêm các biểu hiện và triệu chứng khác của hội chứng Horner như:
Tùy các nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà bệnh nhân có thể kèm theo một số triệu chứng lâm sàng khác như:
Dưới đây là các biện pháp chẩn đoán và phương pháp điều trị hội chứng Horner, cụ thể là:
Hội chứng Horner có thể được chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh và các triệu chứng lâm sàng như xác định phản xạ của đồng tử trong các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ bằng cách sử dụng thuốc có hồi đồng tử, sau đó so sánh phản ứng của 2 bên mắt.
Ngoài ra, việc thăm khám lâm sàng cũng cần tiến hành thêm các xét nghiệm nhằm đánh giá về bản chất của các triệu chứng và nguyên nhân gây ra. Các xét nghiệm đó là:
Hiện nay, chưa có phác đồ điều trị cụ thể cho hội chứng Horner nguyên phát hoặc vô căn. Thông thường, hội chứng Horner sẽ tự biến mất khi các bệnh lý nguyên phát được điều trị hiệu quả.
Trong hầu hết các trường hợp không có các dấu hiệu bệnh lý cấp tính, người bệnh thường được gặp các bác sĩ chuyên khoa mắt (bác sĩ nhãn khoa). Sau đó, bệnh nhân có thể được giới thiệu sang sang bác sĩ chuyên khoa về rối loạn thần kinh (bác sĩ khoa thần kinh) hoặc các chuyên gia về rối loạn thần kinh và rối loạn gây ảnh hưởng đến thị giác (bác sĩ thần kinh thị giác). Các phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Tóm lại, hội chứng Horner không phải là một bệnh lý mà là một hội chứng tổng hợp rất nhiều triệu chứng xuất phát từ các bệnh lý khác nhau. Hội chứng này xảy ra do có sự bất thường của các dây thần kinh giao cảm trên con đường dẫn truyền các xung thần kinh và gây ra nhiều triệu chứng ở một bên mặt và mắt của cơ thể. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã có thêm những thông tin bổ ích về hội chứng Horner.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Vinmec
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.