Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hội chứng Kawasaki là tình trạng bệnh lý phổ biến ở đối tượng trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ em châu Á. Hẳn nhiều phụ huynh thắc mắc rằng hội chứng Kawasaki là gì? Cũng như biểu hiện bệnh lý và cách điều trị phổ biến hiện nay là gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Vậy hội chứng Kawasaki là gì? Đây là tình trạng viêm mạch máu không đặc hiệu. Hội chứng này thường xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ sống ở Đông Á có tỷ lệ mắc cao hơn. Chứng Kawasaki thường bị chẩn đoán nhầm hoặc dễ bị bỏ sót. Vì vậy, một số trường hợp trẻ em mắc Kawasaki bị chẩn đoán muộn và điều trị chậm trễ, gây nên biến chứng tại nhiều cơ quan, trong đó có hệ tim mạch gây nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.
Hội chứng Kawasaki là tình trạng viêm không đặc hiệu tại mạch máu nhỏ đến trung bình, phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Đối tượng trẻ em sống ở Đông Á thường có xu hướng mắc cao hơn các vùng khác trên thế giới. Hội chứng Kawasaki thường tự giới hạn, với triệu chứng đặc trưng bao gồm sốt cùng biểu hiện viêm cấp tính khác.
Hiện tại, chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh được căn nguyên gây hội chứng Kawasaki. Giả thuyết đưa ra rằng một tác nhân xâm nhập không xác định kích thích quá trình viêm trong lòng mạch. Tế bào viêm sau đó sẽ xâm nhập vào mô mạch gây tổn thương mạch máu.
Hội chứng Kawasaki có thể tiến triển thành biến chứng hệ tim mạch như phình tách động mạch, suy tim, nhồi máu cơ tim hay loạn nhịp tim. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh đạt hiệu quả điều trị tối ưu.
Tuy các nhà khoa học chưa thể xác định chính xác nguồn gốc của hội chứng Kawasaki, nhưng một số yếu tố được ghi nhận làm tăng nguy cơ mắc chứng Kawasaki, bao gồm:
Căn nguyên gây bệnh vẫn chưa được chứng minh. Chuyên gia cho rằng bệnh bắt nguồn từ những đợt nhiễm khuẩn cấp tính như nhiễm vi khuẩn, virus hay nấm. Yếu tố gen di truyền và chủng tộc cũng liên quan khi tỷ lệ mắc Kawasaki cao hơn ở trẻ em châu Á. Mặt khác, chưa có bằng chứng khách quan cho thấy hội chứng Kawasaki có khả năng lây truyền.
Một trong những biểu hiện khởi phát đặc trưng đó là sốt. Sốt thường kéo dài trên 5 ngày, ít đáp ứng với thuốc hạ sốt thông thường cũng như các loại kháng sinh. Ngoài ra, trẻ có thể xuất hiện một số triệu chứng sau đây:
Tuy nhiên, phụ huynh cần chú ý biểu hiện của hội chứng Kawasaki có thể tương tự đợt sốt phát ban nhiệt đới hoặc sốt cấp tính do nhiễm trùng. Mặt khác, chứng Kawasaki có thể tự khởi phát rồi tự thoái lui mà không cần điều trị khiến tình trạng này dễ bị chẩn đoán nhầm hay bị bỏ qua.
Bởi vậy, nếu cha mẹ thấy trẻ sốt cao liên tục trong 3 đến 4 ngày, không đáp ứng tốt với thuốc hạ sốt và xuất hiện hai trong số các biểu hiện như: Viêm đỏ kết mạc mắt, môi đỏ sưng, lưỡi đỏ và có nổi gai, nổi hạch góc hàm hoặc vùng cổ cần nghĩ tới Kawasaki.
Từ đó, trẻ cần sớm được đưa tới khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch nhi và tiếp nhận điều trị kịp thời.
Trong một số trường hợp, hội chứng Kawasaki thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý viêm nhiễm khác như nhiễm virus, vi khuẩn hay phản ứng dị ứng thuốc. Đồng thời, chứng Kawasaki có thể tự thoái lui sau một vài ngày mà không cần điều trị.
Chính vì vậy, hội chứng Kawasaki thường bị bỏ sót, khó phát hiện sớm để can thiệp điều trị. Điều này có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tới tính mạng người bệnh.
Một trong những biến chứng thường gặp nhất thường ở hệ tim mạch với các biến chứng nguy hiểm như:
Mặt khác, hội chứng Kawasaki có thể ảnh hưởng tới các hệ cơ quan khác như hệ hô hấp, hệ thận - tiết niệu hay hệ thần kinh, tuy hiếm gặp hơn.
Khi trẻ được chẩn đoán mắc hội chứng Kawasaki cần được tiếp nhận điều trị sớm tại bệnh viện. Phương pháp điều trị phổ biến nhất là sử dụng thuốc giúp ngăn chặn tổn thương tại mạch vành và các mạch máu khác. Các loại thuốc điều trị phổ biến bao gồm:
Nếu bệnh nhi được điều trị sớm kết hợp cùng quá trình chăm sóc khoa học, cân bằng sẽ giúp hội chứng Kawasaki chuyển biến tốt và thuyên giảm. Hầu hết bệnh nhân sẽ đáp ứng tốt với điều trị sau 24 giờ đầu. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhi cần điều trị liệu pháp IVIG lần hai kết hợp cùng các loại thuốc khác để đạt được kết quả điều trị mong muốn.
Trong quá trình điều trị, trẻ em cần được giám sát chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa nhi. Vì ở lứa tuổi nhũ nhi, hội chứng Kawasaki không điển hình dễ gây phình tách động mạch vành.
Trên đây là bài viết của Nhà thuốc Long Châu về hội chứng Kawasaki. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Đây là hội chứng thường gặp phải ở đối tượng trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tình trạng viêm mạch máu không đặc hiệu có thể tự khỏi hoặc biểu hiện triệu chứng mơ hồ khiến hội chứng bị bỏ sót hoặc chẩn đoán sai lệch. Điều này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là hệ tim mạch.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Medlatec.vn
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.