Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Hội chứng quá kích buồng trứng bao lâu thì hết?

Ngày 20/01/2025
Kích thước chữ

Quá kích buồng trứng là một biến chứng phổ biến ở phụ nữ trải qua quá trình kích thích buồng trứng trong hỗ trợ sinh sản. Mặc dù tình trạng này thường không nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, nhưng nhiều người vẫn khoăn quá kích buồng trứng bao lâu thì hết? Hiểu rõ về triệu chứng và thời gian phục hồi sẽ giúp chị em an tâm hơn trong quá trình điều trị.

Quá kích buồng trứng bao lâu thì hết phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và cách chăm sóc sau điều trị. Với trường hợp nhẹ, các triệu chứng có thể thuyên giảm sau vài ngày mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, với các trường hợp trung bình hoặc nặng, việc theo dõi sát sao và hỗ trợ y khoa là cần thiết, và thời gian phục hồi có thể kéo dài từ vài tuần. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này và các biện pháp xử lý hiệu quả, mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Triệu chứng của quá kích buồng trứng

Hội chứng quá kích buồng trứng có 2 giai đoạn chính với các biểu hiện đặc trưng như sau:

  • Giai đoạn sớm: Các triệu chứng xuất hiện trong vòng 9 ngày sau khi chọc hút trứng hoặc phóng noãn, thường xảy ra do tiêm hCG để kích thích nang noãn trưởng thành.
  • Giai đoạn muộn: Xuất hiện sau ngày thứ 10 kể từ khi chọc hút trứng, nguyên nhân chủ yếu do hCG được nhau thai tiết ra.
Hội chứng quá kích buồng trứng bao lâu thì hết? 1
Hội chứng quá kích buồng trứng có 2 giai đoạn chính với các biểu hiện đặc trưng

Dựa trên các biểu hiện lâm sàng, bác sĩ có thể đánh giá mức độ nặng nhẹ của hội chứng:

  • Mức độ nhẹ: Bệnh nhân cảm thấy khó chịu, đau nhẹ ở bụng dưới, buồn nôn, và có thể tăng cân nhẹ.
  • Mức độ vừa: Bụng căng và đau ở mức trung bình, kèm theo buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Siêu âm có thể phát hiện dịch trong ổ bụng.
  • Mức độ nặng: Xuất hiện nhiều dịch trong ổ bụng, có thể tràn dịch màng phổi, rối loạn chức năng gan, phù toàn thân, bụng căng nhiều, khó thở, nhịp thở nhanh (>20 lần/phút), đau bụng dưới, hạ huyết áp, và tiểu ít.
  • Mức độ rất nặng: Dịch ổ bụng, dịch màng phổi tăng nhiều, kèm suy thận, tràn dịch màng tim, thuyên tắc mạch, hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS), thiếu oxy máu, và tiểu rất ít hoặc vô niệu.

Hội chứng quá kích buồng trứng bao lâu thì hết?

Hội chứng quá kích buồng trứng bao lâu thì hết luôn là nỗi lo lắng của nhiều chị em phụ nữ. Hội chứng quá kích buồng trứng thường tự cải thiện trong vòng 1-2 tuần, nhưng có thể kéo dài hơn nếu bạn đang mang thai. Quá trình điều trị chủ yếu tập trung vào việc giảm bớt triệu chứng, hỗ trợ làm dịu hoạt động của buồng trứng và ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn.

Hội chứng quá kích buồng trứng bao lâu thì hết? 2
Hội chứng quá kích buồng trứng bao lâu thì hết luôn là nỗi lo lắng của nhiều chị em phụ nữ

Đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng quá kích buồng trứng

Dưới đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS):

  • Phụ nữ dưới 35 tuổi.
  • Nhẹ cân, với chỉ số BMI dưới 18.
  • Người mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
  • Tiền sử từng bị quá kích buồng trứng.
  • Sử dụng FSH để kích thích buồng trứng.
  • Nồng độ Estradiol trong máu vượt quá 6000 pg/ml trước khi tiêm hCG, hoặc tăng nhanh trong quá trình kích thích buồng trứng.
  • Số lượng nang nhiều (>15 nang) ở cả hai buồng trứng, đặc biệt với kích thước trung bình và nhỏ (12-14mm).
  • Mang thai, vì vừa làm tăng nguy cơ xuất hiện OHSS muộn, vừa kéo dài thời gian và mức độ nghiêm trọng của hội chứng.

Những yếu tố này cần được theo dõi cẩn thận trong quá trình điều trị để giảm nguy cơ biến chứng.

Hội chứng quá kích buồng trứng bao lâu thì hết? 3
Mang thai là một trong các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng quá kích buồng trứng

Điều trị hội chứng quá kích buồng trứng như thế nào?

Nguyên tắc điều trị hội chứng quá kích buồng trứng chủ yếu dựa vào phương pháp nội khoa, hạn chế tối đa các can thiệp ngoại khoa.

Hướng điều trị hội chứng quá kích buồng trứng mức độ nhẹ và vừa

Với hai mức độ này, bệnh nhân có thể tự theo dõi và điều trị tại nhà theo hướng dẫn sau:

  • Uống nhiều nước và bổ sung thực phẩm giàu chất đạm.
  • Nghỉ ngơi, tránh các hoạt động mạnh và hạn chế quan hệ tình dục.
  • Theo dõi thường xuyên: Cân nặng, vòng bụng và lượng nước tiểu mỗi ngày.
  • Nhanh chóng tái khám nếu xuất hiện dấu hiệu bệnh trở nặng như: Khó thở, nôn nhiều, không uống được nước, tiêu chảy, tăng cân và vòng bụng nhanh chóng, đi tiểu ít (<500ml/ngày).

Nếu dịch ổ bụng ở mức độ vừa và có nguy cơ diễn tiến nặng, bác sĩ có thể chỉ định chọc dò ổ bụng sớm để giảm áp lực.

Điều trị hội chứng quá kích buồng trứng ở mức độ nặng và rất nặng

Người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối và nhập viện để được theo dõi, điều trị chuyên sâu. Các phương pháp điều trị có thể được áp dụng bao gồm:

  • Tăng áp lực keo trong nội mạch.
  • Cân bằng nước và điện giải trong cơ thể.
  • Chọc dẫn lưu ổ bụng để giảm áp lực khi xuất hiện các triệu chứng như bụng căng to, khó thở, thiểu niệu, hoặc ăn uống kém.
  • Chọc dò và dẫn lưu dịch ở màng phổi hoặc màng tim nếu bệnh nhân gặp tình trạng khó thở hoặc tràn dịch nghiêm trọng.
  • Cân nhắc sử dụng Dopamine liều thấp đối với các trường hợp có nguy cơ suy thận.
  • Trong trường hợp hội chứng quá kích buồng trứng không đáp ứng điều trị, tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và đe dọa tính mạng, bác sĩ có thể xem xét việc chấm dứt thai kỳ để bảo vệ sức khỏe người bệnh.
Hội chứng quá kích buồng trứng bao lâu thì hết? 4
Ở mức độ nặng, bệnh nhân phải chọc dẫn lưu ổ bụng để giảm áp lực

Vậy quá kích buồng trứng bao lâu thì hết cần phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và phương pháp điều trị được áp dụng. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này có thể tự cải thiện trong vòng 1-2 tuần, đặc biệt nếu không mang thai. Tuy nhiên, nếu người bệnh đang mang thai hoặc hội chứng chuyển biến nặng, thời gian hồi phục có thể kéo dài hơn và đòi hỏi sự theo dõi sát sao của bác sĩ. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin