Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hội chứng sợ rắn là dạng phổ biến nhất trong nhiều loài động vật bò sát nhưng nếu như người mắc hội chứng sợ rắn ngay cả khi xem qua màn ảnh hoặc sợ rắn nhưng lại ít sợ những loài bò sát khác thì đây lại là vấn đề hoàn toàn khác.
Cảm giác sợ rắn là một dạng cảm xúc thông thường khi nhìn thấy những loài động vật hoang dã, các loài động vật bò sát như hội chứng sợ thằn lằn, hội chứng sợ rắn thì không đơn thuần chỉ là sợ mà nó còn gây ám ảnh và ảnh hưởng cuộc sống người đó theo một hướng tiêu cực, theo dõi qua bài viết sau đây để có cái nhìn sâu hơn về hội chứng này.
Hội chứng sợ rắn khó để chẩn đoán chính xác trong thời gian đầu bởi các dấu hiệu khá đại trà, nếu ở cấp độ nhẹ bạn chỉ có cảm giác hoảng hốt khi thấy những loài rắn khổng lồ hoặc rắn có độc, nhưng đến khi đạt cấp độ nặng, có thể bạn sẽ sợ cả những chú rắn vô hại qua màn hình tivi và cảm thấy khó thở, tim đập nhanh.
Tuy nhiên sẽ có sự khác biệt giữa hội chứng sợ rắn và hội chứng sợ các loài động vật bò sát, bạn sợ rắn không có nghĩa bạn sẽ sợ nhiều loài như thằn lằn, cá sấu,… Và ngược lại.
Theo nhiều kết quả nghiên cứu được thực hiện về hội chứng sợ rắn (Ophidiophobia), các nhà khoa học đã đưa ra nhiều kết luận khác nhau về nguồn gốc của sự sợ hãi này.
Rắn là một loài động vật bò sát không có chân, điều này cũng là một thực tế khiến chúng ta cảm thấy sợ hãi, sự ám ảnh càng tăng lên gấp bội khi có nhiều loài rắn có nọc độc cực mạnh và kích thước vô cùng to lớn, nhưng nếu chúng là loài rắn hiền lành không nọc độc mà hình dáng cũng nhỏ bé thì tại sao chúng ta lại cảm thấy sợ? Một số lý do phổ biến sau đây sẽ giải thích khi mắc hội chứng sợ rắn, cụ thể:
Có thể trong quá khứ họ đã từng có kí ức không mấy vui vẻ với loài bò sát này, ví dụ như đã từng bị hù, bị rắn cắn hoặc xem một bộ phim đáng sợ liên quan đến rắn,… Hậu quả để lại nhiều di chứng tâm lý dẫn đến hội chứng Ophidiophobia.
Loài rắn thường gắn liền với sự tiêu cực tại nhiều quốc gia trên thế giới, dù chỉ là số ít nhưng nó vẫn có sự tác động đến tâm lý và gây ra hội chứng sợ rắn.
Nếu trong gia đình đã từng có người thân mắc hội chứng này thì khả năng cao các thế hệ đời sau cũng sẽ mắc phải.
Có thể bẩm sinh người đó không có nỗi sợ hãi này nhưng khi được nghe quá nhiều chia sẻ từ người mắc hội chứng Ophidiophobia lâu dần cũng sẽ bị nhiễm theo và sợ hãi càng tăng.
Có nhiều liệu pháp để điều trị hội chứng sợ rắn, nhưng phổ biến nhất vẫn là các giải pháp sau đây đã và đang được nhiều người lựa chọn:
Đối với cách này, các chuyên gia sẽ giải thích về nỗi sợ rắn của họ bắt nguồn từ đâu, hướng dẫn người đó cách trấn an nỗi sợ hãi.
Trên thực tế có nhiều bác sĩ tâm lý điều trị bằng cách cho bệnh nhân tự tiếp xúc dần với loài rắn trong môi trường tự nhiên mà không có hại cho người bệnh, bên cạnh đó còn có liệu pháp thôi miên giúp bệnh nhân có được giữ tâm lý thoải mái nhất khi tiếp xúc với rắn.
Tuy đây là cách không được khuyến khích sử dụng nhưng vẫn có nhiều người đã áp dụng và thành công.
Nghe qua có thể vô lý nhưng đây được xem là tâm lý ngược giúp bệnh nhân loại bỏ hiệu quả nỗi sợ của mình, qua đó sẽ biết được vì sao mình lại sợ rắn, loài rắn nào vô hại, loài rắn nào có độc cần tránh xa,…
CBT tác động trực tiếp đến những suy nghĩ tiêu cực về nỗi sợ rắn, khi ứng dụng giải pháp này, người bệnh có thể từ từ giảm bớt những nỗi sợ vô lý của bản thân.
Thuốc là cách kiểm soát tốt sự lo lắng, hành vi nhưng chỉ có giá trị trong một thời gian ngắn, sau khi hết tác dụng người bệnh vẫn trở lại cảm giác sợ hãi, căng thẳng. Có thể sử dụng với những tình huống khẩn cấp, nếu muốn hiệu quả cao hơn phải sử dụng lâu dài.
Thông tin trong bài viết hi vọng sẽ giúp mọi người hiểu được nhiều hơn về hội chứng sợ rắn cũng như lý giải vì sao nhiều người lại thấy hoảng loạn, ám ảnh khi nhìn thấy rắn dù là trực tiếp hay gián tiếp, qua đó khẳng định hội chứng sợ rắn không gây nguy hiểm cho tính mạng con người nhưng vẫn nên có sự can thiệp điều trị tâm lý từ các bác sĩ để chất lượng cuộc sống được cải thiện nhiều hơn.
Kim Ngân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.