Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hỏi đáp: Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Chữa bằng cách nào?

Ngày 12/10/2023
Kích thước chữ

Hiện nay, số lượng người bị vảy nến da đầu rất cao, bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với người bệnh và cả người xung quanh. Là một bệnh ngoài ra nên rất nhiều người thắc mắc vảy nến da đầu có lây không?

Vảy nến là bệnh ngoài da phổ biến với tỷ lệ người mắc cao. Không chỉ khiến người bệnh khó chịu bởi các triệu chứng ngứa, vảy từng mảng, đau đớn... mà còn khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp.

Vảy nến được chia ra làm rất nhiều loại tùy thuộc vị trí tổn thương. Đây là một căn bệnh bệnh mạn tính và vùng da đầu là khu vực bị dễ bị ảnh hưởng nhất. Vảy nến da đầu thường khiến các vảy trắng rơi ra từng mảng giống như gàu. Chính vì thế, bên cạnh cách điều trị, câu hỏi vảy nến da đầu có lây không đang được rất nhiều người quan tâm.

Các thể vảy nến da đầu và triệu chứng thường gặp

Vảy nến có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể như từ lưng, mặt, da đầu, đầu gối, khuỷa tay chân,... Trong đó, vảy nến da đầu là vị trí rất hay gặp và được coi là vị trí khó điều trị hơn những loại vảy nến khác.

Bệnh vảy nến gồm rất nhiều thể khác nhau như vảy nến mảng bám, vảy nến thể giọt, vảy nến khớp, vảy nến tã lót ở trẻ sơ sinh, vảy nến đỏ da toàn thân, vảy nến mủ, vảy nến tiết bã, vảy nến đảo ngược.

Hỏi đáp: Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Chữa bằng cách nào? 2
Vảy nến da đầu không lây nhưng có thể di truyền trong gia đình

Vảy nến da dầu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân hàng đầu là do rối loạn miễn dịch, rối loạn chuyển hóa. Ngoài ra, yếu tố di truyền, rối loạn chuyến hóa đạm, tâm lý căng thẳng, stress kéo dài cũng có thể gây ra bệnh lý này.

Vảy nến da đầu thường gây ra các triệu chứng điển hình dễ nhận biết như:

  • Xuất hiện các mảng da màu đỏ, hồng với nhiều hình dạng khác nhau trên da đầu.
  • Từ mảng da tổn thương đó xuất hiện các vảy màu trắng như gàu, dễ bong tróc.
  • Vùng da tổn thương thường xuất hiện khởi phát ở đường chân tóc sau đó lan dần vào bên trong.
  • Các vùng da vảy nến có thể bị ngứa như bị gàu hoặc không kèm theo triệu chứng khác.

Dù các triệu chứng vảy nến dễ nhận biết nhưng để xác định chính xác có bị vảy nến hay không, bạn vẫn cần đi khám để được bác sĩ trực tiếp kiểm tra. Trường hợp các triệu chứng khó xác định và khó phân biệt với các bệnh lý da liễu khác, bạn có thể phải làm thêm sinh thiết vùng da đầu bị tổn thương.

Bị vảy nến da đầu có lây không?

Với câu hỏi "Bị vảy nến da đầu có lây không?”, câu trả lời là "Vảy nến không lây". Vì vảy nến da đầu không phải bệnh truyền nhiễm. Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây ra vảy nến thường là do rối loạn miễn dịch, di truyền, tâm lý, chấn thương da,..., hoàn toàn không phải do virus hay vi khuẩn nên bệnh không có khả năng lây nhiễm.

Việc tiếp xúc với vảy gầu hoặc tiếp xúc với vùng da tổn thương của người bệnh không phải con đường lây nhiễm của căn bệnh này. Vì thế, nếu trong gia đình có người thân bị vảy nến da đầu, bạn cũng hoàn toàn yên tâm sinh hoạt chung. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng vảy nến có tính di truyền.

Hỏi đáp: Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Chữa bằng cách nào? 1
Vảy nến da đầu không lây nhưng có thể di truyền trong gia đình

Bên cạnh đó, dù không có khả năng lây nhiễm ra cộng đồng nhưng vảy nến lại khiến người bệnh khó chịu, mất thẩm mỹ và đặc biệt tâm lý e ngại tiếp xúc của người xung quanh. Hơn nữa, căn bệnh này thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý da liễu khác. Đặc biệt, bệnh rất dễ tái phát, khó điều trị dứt điểm. Ngoài ra, việc điều trị cũng khó khăn hơn các vị trí khác do tóc gây cản trở cho việc bôi thuốc và chiếu tia cực tím tới da đầu.

Tổng hợp cách điều trị vảy nến da đầu hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh vảy nến da đầu, bao gồm điều trị bằng thuốc bôi tại chỗ, sử dụng dầu gội đầu phù hợp hoặc chiếu tia cực tím. Với những trường hợp vảy nến nặng cần phối hợp với điều trị toàn thân.

Sử dụng thuốc bôi tại chỗ điều trị vảy nến da đầu

Người bị vảy nến da đầu có thể được chỉ định dùng một số loại thuốc bôi tại chỗ với mục tiêu làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Không chỉ có tác dụng ức chế các tế bào da chậm tăng trưởng, làm mềm da và hạn chế tình trạng bong tróc vảy mà các loại thuốc này còn có tác dụng kháng viêm rất tốt. Một số thuốc bôi phố biển trong điều trị vảy nến da đầu bao gồm: Betamethasone, Calcipotriene, Anthralin, Tazarotene,… Khi sử dụng thuốc bôi tại chỗ, người bệnh lưu ý tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngừng thuốc hoặc tự mua thuốc về bôi khiến bệnh nặng hơn khó kiểm soát.

Dùng dầu gội cho người bị vảy nến

Da đầu là vị trí thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất từ dầu gội, hơn nữa tóc dài gây cản trở việc bôi thuốc khiến quá trình điều trị khó khăn hơn rất nhiều. Bên cạnh sử dụng thuốc bôi, người bệnh cần hạn chế sử dụng hóa chất bằng cách dùng các loại dầu gội chuyên dùng cho người bị vảy nến. Những loại dầu gội này thường có thành phần axit salicylic, selenium và nhựa than.

Lưu ý, khi gội đầu không nên gãi hoặc chà xát quá mạnh bằng móng tay. Đồng thời hạn chế bóc các mảng vảy vì có thể khiến tổn thương nghiêm trọng hơn.

Hỏi đáp: Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Chữa bằng cách nào? 3
Gội đầu và massage nhẹ nhàng bằng các sản phẩm dành riêng cho người bị vảy nến để cải thiện tình trạng bệnh

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc vảy nến da đầu có lây không. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa bệnh vảy nến dứt điểm. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng bởi bệnh hoàn toàn có thể cải thiện nếu kiên trì thực hiện và tuân thủ theo các phương pháp điều trị trong bài viết này.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin