Từng đảm nhiệm vị trí Phó khoa Kiểm soát bệnh tật tại Trung tâm Y tế Quận 1 và sau đó là chuyên viên tại Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận. Với hai bằng đại học Y khoa và Dược sĩ, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và am hiểu sâu về y học và dược phẩm.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thu Hà
Từng đảm nhiệm vị trí Phó khoa Kiểm soát bệnh tật tại Trung tâm Y tế Quận 1 và sau đó là chuyên viên tại Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận. Với hai bằng đại học Y khoa và Dược sĩ, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và am hiểu sâu về y học và dược phẩm.
Bệnh vảy nến, hay psoriasis, là một tình trạng da mãn tính, đặc trưng bởi các mảng da dày, đỏ và có vảy bạc. Bệnh xảy ra do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, dẫn đến quá trình tăng sản tế bào da nhanh chóng.
Bệnh vảy nến là sự tăng sinh quá mức của tế bào sừng thượng bì kết hợp với viêm nhiễm của hai lớp trung bì và thượng bì, đặc trưng bởi các đợt cấp tái phát và thuyên giảm các mảng dày, ban đỏ và đóng vảy. Nó ảnh hưởng đến khoảng 1 đến 5% dân số trên toàn thế giới; những người da sáng có nguy cơ cao hơn, và người da đen có nguy cơ thấp hơn.
Triệu chứng thông thường là ngứa và ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể tiến triển nặng lên thành viêm khớp vảy nến. Chẩn đoán bệnh dựa trên sự xuất hiện và phân bố thương tổn.
Điều trị bao gồm điều trị tại chỗ bằng thuốc làm mềm da, dẫn chất vitamin D3, retinoid, nhựa than đá, anthralin, corticosteroid, quang trị liệu và dùng thuốc toàn thân (methotrexate, retinoid uống, cyclosporin, tác nhân điều hòa miễn dịch) khi bệnh nặng lên.
Tổn thương do vảy nến gây ra đa số không có triệu chứng hoặc ngứa và thường ở trên da đầu, khuỷu tay, đầu gối, xương chậu, khe mông và bộ phận sinh dục. Đôi khi vảy nến cũng xuất hiệu ở móng tay, lông mày, nách, rốn và vùng quanh hậu môn. Bệnh có thể lan rộng, do các tổn thương nhỏ, riêng lẻ sáp nhập lại với nhau. Hình dạng các tổn thương do vảy nến khác nhau tùy thuộc vào loại.
Trong số các biến thể dưới típ bệnh vảy nến, bệnh vảy nến thể mảng (bệnh vảy nến thông thường hoặc vảy nến thể mảng mãn tính) chiếm khoảng 90%; tổn thương dạng mảng đỏ hoặc sẩn dược vảy da dày bóng, màu bạc che phủ. Các tổn thương tự xuất hiện theo từng đợt và thoái triển cùng hoặc không cùng sự xuất hiện và thoái lui của các yếu tố kích thích.
Viêm khớp phát triển từ 5 - 30% bệnh nhân và có thể tàn tật (Viêm khớp vảy nến); sự phá hủy cuối cùng cũng xảy ra.
Bệnh Vảy nến hiếm khi nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bệnh nhân. Ngoài ra, thời gian cần để điều trị các tổn thương trên da hoặc da đầu thường dài, gây phiền toái và ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống.
Bệnh diễn biến lâu ngày có thể gây ra các tình trạng:
Chàm hóa, lichen hóa, bội nhiễm.
Ung thư da hiếm gặp.
Đỏ da toàn thân.
Viêm khớp vảy nến có thể gây biến dạng khớp, cứng khớp, nhất là các khớp trên xương cột sống.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Chưa xác định rõ nguyên nhân của bệnh vảy nhưng theo một số nghiên cứu, có thể liên quan đến sự kích thích đáp ứng miễn dịch của tế bào sừng ở lớp thượng bì; trong đó, dường như tế bào T đóng vai trò trung tâm.
Bệnh có tính di truyền liên quan đến một số gen và kháng nguyên HLA (Cw6, B13, B17). Theo một số nghiên cứu, trên nhiễm sắc thể 6p21 có các locus PSORS1 đóng vai trò quan trọng nhất xác định tính nhạy cảm của bệnh nhân trong việc phát triển bệnh Vảy nến. Ngoài ra, một số tác nhân môi trường kích hoạt khởi phát bệnh có thể gây ra sự tăng sinh quá mức của tế bào sừng và phản ứng viêm.
Bệnh vảy nến có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào diễn tiến bệnh và đáp ứng điều trị của bệnh nhân với phác đồ của bác sĩ. Với những người bị vảy nến thể nặng, tổn thương toàn thân hay vảy nến thể mủ, bị nhiễm trùng là những đối tượng có nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh vảy nến không tự khỏi mà bệnh nhân cần phải điều trị y kho vì đây là bệnh lý bùng phát do sự rối loạn hoạt động của hệ thống miễn dịch. Bệnh vảy nến nếu không được điều trị sẽ có thể dẫn đến các biến chứng trên tim mạch, thận,... Mặc dù vảy nến không thể tự khỏi, nhưng các triệu chứng có thể được kiểm soát và làm giảm khi bệnh nhân đáp ứng điều trị.
Xem thêm thông tin: Bệnh vảy nến có tự khỏi không?
Bệnh vảy nến có thể lây lan từ bộ phận này sang bộ phận khác của cơ thể do các tổn thương nhỏ, riêng lẻ sáp nhập lại với nhau. Tùy thuộc vào loại bệnh vảy nến mà người bệnh mắc phải, tình trạng phát ban do bệnh vảy nến có thể phát triển ở nhiều nơi khác nhau trên cơ thể.
Xem thêm thông tin: Bệnh vảy nến có lan rộng không?
Tổn thương do vảy nến giai đoạn đầu đa số ít có cảm giác ngứa và thường ở trên da đầu, khuỷu tay, đầu gối, xương chậu, khe mông và bộ phận sinh dục. Đôi khi vảy nến cũng xuất hiệu ở móng tay, lông mày, nách, rốn và vùng quanh hậu môn. Bệnh có thể lan rộng, do các tổn thương nhỏ, riêng lẻ sáp nhập lại với nhau. Hình dạng các tổn thương do vảy nến khác nhau tùy thuộc vào loại. Ở một số trường hợp mắc bệnh viêm khớp vảy nến có thể gây ra các biến dạng về khớp, hạn chế sự vận động.
Xem thêm thông tin: Vảy nến giai đoạn đầu có triệu chứng gì?
Hiện nay, có nhiều loại thuốc và phương pháp điều trị bệnh vảy nến, bao gồm cả thuốc bôi ngoài da, thuốc uống, và liệu pháp sinh học. Mỗi phương pháp điều trị có hiệu quả tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa da liễu hoặc dược sĩ để được tư vấn và lựa chọn loại thuốc hay phương pháp điều trị phù hợp.
Xem thêm thông tin: Các thuốc trị vảy nến tốt nhất hiện nay là gì?
Hỏi đáp (0 bình luận)