Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Mẹ bầu đau xương mu có phải sắp sinh không?

Ngày 26/09/2023
Kích thước chữ

Vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu thường cảm nhận được những thay đổi bất thường gây cảm giác khó chịu đối với mẹ bầu, cụ thể là tình trạng đau xương mu. Vậy đau xương mu có phải sắp sinh không? Làm sao để khắc phục tình trạng này. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu bạn nhé!

Càng về những tháng cuối mang thai, mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn và gặp các thay đổi bất thường. Những thay đổi này có thể xuất hiện và hoàn toàn biến mất ngay sau khi sinh. Trong đó có tình trạng đau xương mu. Vậy đau xương mu có phải sắp sinh không? Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này.

Nguyên nhân đau xương mu khi mang thai

Tương tự như đau xương chậu khi mang thai, đau xương mu cũng là một trong những hiện tượng khá phổ biến. Tình trạng này sẽ xuất hiện vào những tháng cuối của thai kỳ. Do cấu tạo liên kết giữa các bộ phận như xương mu, khớp háng và các dây chằng cùng đóng vai trò trong việc nâng đỡ thai nhi.

Bên cạnh đó, khi thai nhi càng lớn, tử cung càng kéo giãn ra xương chậu từ đó gây nên cảm giác đau xương mu khi mang thai. Ngoài ra tình trạng này cũng đến từ các nguyên nhân như sau:

  • Đa thai: Có thể mẹ mang song sinh hoặc đa thai cũng là nguyên nhân khiến vùng xương mu đau hơn. Hầu như từ lần mang thai thứ hai, cơ bụng mẹ có xu thế mềm hơn vì thế khả năng bị đau xương mu cũng cao hơn và các cơn đau sẽ tăng lên nếu mẹ bầu thường xuyên làm nặng.
  • Phù nề cơ thể: Khi mang thai, cơ thể người mẹ tăng tuần hoàn máu để nuôi thai nhi. Vì vậy khu vực gần xương mu có thể sẽ được hoạt động nhiều hơn gây nên tình trạng phù nề và dẫn đến đau xương mu.
  • Biến đổi hormone: Những thay đổi nội tiết khi mang thai xuất hiện cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau xương mu. Một phần là do progesterone trong máu của mẹ bầu tăng cao dẫn đến các khớp ở xương chậu không được linh hoạt vào ở những cuối của thai kỳ.
  • Tư thế của em bé: Càng đến ngày dự sinh, em bé sẽ có xu xướng tiến xuống vùng xương chậu. Vì thế gia tăng áp lực của vùng này khiến mẹ bầu dễ bị đau xương mu.
Hỏi đáp: Đau xương mu có phải sắp sinh? 1
Đau xương mu cũng là một trong những hiện tượng khá phổ biến

Đau xương mu có nguy hiểm không?

Đa số các trường hợp mẹ bầu bị đau xương mu đều vô hại, không gây nguy hiểm nào cho mẹ và em bé. Nhưng vấn đề này có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và gặp nhiều cản trở trong việc di chuyển và sinh hoạt thông thường. Nếu cảm thấy tình trạng cơ thể không ổn, mẹ nên gặp và trao đổi với các bác sĩ về tình trạng này để có thể được hướng dẫn kịp thời.

Bị đau xương mu có phải sắp sinh không?

Khi mẹ bầu bị đau xương mu ở những tháng cuối thực ra chỉ là thay đổi ở cơ thể, cho biết mẹ đã có thể sẵn sàng chuẩn bị đón em bé. Đây không phải là dấu hiệu báo sinh như nhiều mẹ vẫn hay lầm tưởng, đặc biệt là những mẹ bầu mang thai lần đầu.

Tùy vào độ lớn của thai và sức khỏe của người mẹ mà tình trạng đau xương mu, xương chậu có thể tăng hoặc giảm. Đương nhiên là cũng có trường hợp mẹ bầu không hề bị cảm giác này. Tuy nhiên nếu bị đau xương mu ở những tháng đầu, mẹ nên trao đổi vấn đề này với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Hỏi đáp: Đau xương mu có phải sắp sinh? 2
Đau xương mu có phải sắp sinh không?

Các biện pháp hỗ trợ giảm đau xương mu khi mang thai

Để giảm đau xương mu, mẹ có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây để cải thiện cơn đau:

  • Tập các bài thể dục nhẹ nhàng và đều đặn cho mẹ bầu cũng có thể giúp mẹ hạn chế cũng như giảm đau xương mu. Theo các nghiên cứu việc rèn luyện thân thể cũng giúp mẹ bầu dễ sinh hơn.
  • Đeo đai bụng bầu để giúp hạn chế những áp lực của thai nhi gây nên cho vùng xương chậu và xương mu. Tuy nhiên mẹ nên thiết lập thời gian đeo đai đúng, không nên quá lạm dụng phương pháp này.
  • Giữ đúng tư thể khi ngồi, sinh hoạt. Việc làm này giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn trong khi mang thai. Bên cạnh đó còn hạn chế được các cơn đau xương mu.
  • Hạn chế mang dép cao để tránh nguy cơ té ngã và giảm áp lực lên vùng xương mu. Vì thể khi mang thai mẹ bầu thường được khuyến cáo là không nên hoặc hạn chế mang giày cao gót, thay vào đó là mang những đôi dép, giày đế bằng.
  • Khi bị đau xương mu, mẹ bầu nên hạn chế làm việc nặng. Tạo thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi, không nên dừng thực hiện hoạt động khi xương mu bị đau.
Hỏi đáp: Đau xương mu có phải sắp sinh? 3
Luyện tập thân thể để hạn chế đau xương mu khi mang thai 

Như vậy có thể thấy, đau xương mu khi mang thai hoàn toàn không phải là dấu hiệu của chuyển dạ. Vì vậy mẹ nên yên tâm, chú ý vào sức khỏe của bản thân nhiều hơn, hạn chế làm việc nặng để tránh các áp lực lên vùng xương mu và xương chậu. Thực hiện các biện pháp nêu trên để có thể giúp mẹ bầu giảm cơn đau xương mu, bên cạnh đó cũng giúp việc sinh nở dễ dàng hơn.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.