Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Thắc mắc: Mẹ có cảm nhận được tim thai không?

Ngày 25/09/2023
Kích thước chữ

Nhịp tim của thai nhi là một chỉ số quan trọng báo hiệu tình trạng sức khỏe của em bé, giúp các bà mẹ tương lai có thể an tâm theo dõi sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ. Một trong số những thắc mắc thường gặp đó là mẹ có cảm nhận được tim thai không?

Theo dõi nhịp tim thai nhi là điều vô cùng quan trọng của quá trình chăm sóc trước sinh. Dựa vào kết quả đo nhịp tim chính xác, các bác sĩ sản khoa sẽ nắm bắt được diễn biến của thai kỳ cũng như có thể can thiệp kịp thời trong trường hợp thai nhi bất thường. Việc theo dõi này đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi trong suốt hành trình mang thai.

Nhịp tim thai có từ tuần thứ mấy và phát triển ra sao?

Trước khi giải đáp vấn đề mẹ có cảm nhận được tim thai không, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về quá trình hình thành tim thai cũng như bắt đầu xuất hiện những nhịp tim thai đầu tiên diễn ra như thế nào.

Thắc mắc: Mẹ có cảm nhận được tim thai không? 7
Mẹ có cảm nhận được tim thai không là thắc mắc của hầu hết thai phụ

Trong thời kỳ mang thai, khoảnh khắc bất ngờ và hạnh phúc nhất đó là khi tim thai nhi bắt đầu đập. Quá trình kỳ diệu này thường bắt đầu vào khoảng ngày thứ 16 của thai kỳ, khi phôi thai bắt đầu hình thành hai mạch máu mà sau này sẽ trở thành ống dẫn của tim.

Ở giai đoạn này, tuy trái tim thai nhi vẫn chưa thành hình nhưng điều đáng kinh ngạc là nó lại đập và co bóp tích cực. Các tuần tiếp theo đó, tim thai nhi trải qua sự biến đổi nhanh chóng, càng định hình rõ ràng hơn một sự sống đang chớm nở.

Tuần thứ 5 của thai kỳ là cột mốc quan trọng. Sự phát triển của phôi đạt đến giới hạn cần thiết với sự nhân lên nhanh chóng của tế bào. Lúc này, hạt nhỏ nằm ở giữa phôi thai bắt đầu biến đổi, hình thành tim thai. Càng về sau, tim thai nhi càng phát triển.

Đến tuần thứ 7, tim thai đã tăng kích thước và bắt đầu phân chia thành các khoang trái - phải, tạo nền tảng cho cấu trúc phức tạp vốn có của trái tim. Đến tuần thứ 11 và 12, tim thai nhi bắt đầu đập nhẹ, đánh dấu giai đoạn nhịp tim thai nhi dần hoạt động ổn định.

Khi bước vào tuần thứ 14, nhịp tim của thai nhi trở nên mạnh mẽ và rõ ràng hơn. Vào tuần thứ 16, tim thai nhi phát triển đến mức có thể bơm khoảng 24 lít máu mỗi ngày. Ở giai đoạn này, cấu trúc của tim đã hoàn thiện và nó thực hiện các chức năng quan trọng của mình một cách hiệu quả.

Thắc mắc: Mẹ có cảm nhận được tim thai không? 5
Tim thai nhi bắt đầu đập nhẹ từ tuần thứ 11 và 12

Ngoài những cột mốc quan trọng kể trên, thai nhi tiếp tục phát triển và trái tim của thai nhi cũng theo đó phát triển theo cả về khối lượng và kích thước. Theo các bác sĩ chuyên khoa, trong những trường hợp bình thường, tim thai nhi sẽ đập từ 120 đến 160 lần mỗi phút trong bụng mẹ.

Mẹ có cảm nhận được tim thai không?

Rất nhiều bà mẹ tương lai băn khoăn trước câu hỏi mẹ có cảm nhận được tim thai không. Thông thường, các bác sĩ có thể hỗ trợ mẹ bầu nghe nhịp tim thai nhi vào khoảng tuần thứ 6 và thứ 7 của thai kỳ. Tim thai nhi đập càng rõ ràng, càng to, khỏe chứng tỏ em bé phát triển càng tốt.

Trong một số trường hợp, mẹ bầu cần phải kiên nhẫn hơn một chút mới nghe được nhịp tim thai lần đầu tiên, có thể phải đợi tuần thứ 8 đến tuần thứ 10 của thai kỳ để trải nghiệm khoảnh khắc ý nghĩa này.

Khi thai nhi chạm mốc 20 tuần, sự phát triển của bé trong bụng mẹ được thể hiện một cách sinh động qua nhịp tim thai. Ở giai đoạn này, thậm chí không cần trợ giúp từ bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu vẫn có thể lắng nghe nhịp điệu của trái tim con thông qua một cặp tai nghe thông thường.

Thắc mắc: Mẹ có cảm nhận được tim thai không? 4
Tim thai đập càng to, rõ chứng tỏ bé càng khỏe mạnh

Tóm lại, nhịp tim thai nhi là dấu hiệu quan trọng báo hiệu sức khỏe thai nhi. Nhịp tim đập rõ ràng, mạnh mẽ là dấu hiệu cho thấy em bé đang phát triển mạnh và quá trình mang thai đang diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, lưu ý mẹ bầu là nếu có phát hiện bất cứ điều gì bất thường hoặc triệu chứng gì gây lo ngại thì cần liên hệ bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Sự hỗ trợ y tế kịp thời sẽ đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và em bé đang phát triển.

Một số lưu ý về nhịp tim thai

Để đảm bảo theo dõi nhịp tim thai nhi chính xác, bác sĩ sản khoa sẽ sử dụng các thiết bị y tế hiện đại. Hai công cụ chính được sử dụng cho mục đích này bao gồm:

Thắc mắc: Mẹ có cảm nhận được tim thai không? 3
Khám thai định kỳ là rất quan trọng

Siêu âm bên ngoài

Biện pháp không xâm lấn này sử dụng công nghệ siêu âm để ghi lại âm thanh của tim thai nhi. Nó cung cấp những thông tin có giá trị về nhịp tim cũng như sức khỏe tổng thể của em bé.

Thiết bị theo dõi trực tiếp

Trong một số trường hợp, một thiết bị theo dõi trực tiếp được gắn vào da đầu của thai nhi. Phương pháp này thậm chí còn cung cấp kết quả đọc chính xác hơn, đặc biệt trong các trường hợp cần theo dõi liên tục.

Sự phát triển của nhịp tim thai nhi

Hiểu nhịp tim thai nhi có liên quan đến việc nhận biết nhịp tim phát triển như thế nào trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ:

Nhịp tim bình thường

Vào khoảng tuần thứ 16 của thai kỳ, tim thai nhi đã hình thành đầy đủ và thường đập với tốc độ trung bình từ 120 đến 160 lần mỗi phút. Tốc độ này có thể tăng nhẹ lên khoảng 180 nhịp mỗi phút khi bé hoạt động.

Đến tuần thứ 20, tim thai nhiđập mạnh hơn và nhanh hơn. Khi chuyển dạ, nhịp tim trong khoảng 120 đến 160 nhịp mỗi phút được coi là tối ưu. Điều quan trọng cần lưu ý là chuyển động của thai nhi có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi nhịp tim.

thac-mac-me-co-cam-nhan-duoc-tim-thai-khong 2.jpg
Thiết bị theo dõi trực tiếp hỗ trợ đắc lực trong việc lắng nghe nhịp tim của thai nhi

Nhịp tim nhanh

Khi chuyển dạ, thai nhi cần nhiều oxy hơn, dẫn đến nhịp tim nhanh hơn. Sự gia tăng này có thể lên tới ít nhất 15 nhịp mỗi phút và thường kéo dài trong khoảng 15 giây. Hiện tượng này là bình thường và mẹ không nên lo lắng quá mức.

Tuy nhiên, nếu nhịp tim của thai nhi thay đổi nhanh chóng và đột ngột vào những thời điểm khác nhau trong quá trình chuyển dạ, điều đó cảnh báo các vấn đề tiềm ẩn về tim và cần được chăm sóc y tế để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Nhịp tim chậm

Nhịp tim thai nhi chậm sẽ kéo theo nhiều rủi ro hơn cho bé. Nếu nhịp tim của thai nhi giảm xuống khoảng 80 nhịp mỗi phút thì đây được xem là tình huống khẩn cấp cần bác sĩ có biện pháp can thiệp ngay lập tức.

Tóm lại, trong quá trình mang thai, mỗi nhịp đập của tim thai là minh chứng cho sự kỳ diệu của tạo hóa, sự gắn kết giữa mẹ và con. Nếu bạn thắc mắc "Mẹ có cảm nhận được tim thai không?" thì câu trả lời là "Có thể với sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa và thiết bị nghe tim thai". Việc mẹ bầu theo dõi sát sao nhịp tim thai nhi sẽ đảm bảo rằng cả mẹ và bé đều bắt đầu cuộc hành trình một cách an toàn và khỏe mạnh.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin