Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hướng dẫn cách tập ngồi cho bé đúng nhất mẹ nên biết

Ngày 18/03/2023
Kích thước chữ

Tập ngồi là một trong những cột mốc quan trọng cho quá trình phát triển của bé. Tuy nhiên trẻ em khi còn bé xương rất mềm nên bạn cần cân nhắc cho bé tập ngồi. Hoặc tập ngồi theo tư thế đúng nhất, để bé không bị ảnh hưởng đến cột sống gây khó khăn cho sự phát triển sau này. Vậy cách tập ngồi cho bé đúng là gì? Các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Việc ngồi đôi khi sẽ là bé tự chủ động bật dậy khi đến tuổi phát triển. Có rất nhiều cách để hỗ trợ bé tập ngồi. Tuy nhiên các mẹ nên hết sức cẩn thận, vì nếu ngồi sai cách bé sẽ bị ảnh hưởng đến dáng đi, đứng và cột sống sau này. Vậy ba mẹ đã biết cách tập ngồi cho bé đúng hay chưa? Hãy cùng Long Châu tìm hiểu cách tập ngồi cho bé đúng nhất nhé.

Khi nào thì mẹ nên tập ngồi cho bé?

Việc cho bé ngồi nên tuân theo sự phát triển tự nhiên của bé. Sẽ có những trẻ khung xương rất chắc có thể ngồi khi đã 6 hoặc 8 tháng tuổi và cũng có bé cơ địa yếu nên thời gian biết ngồi sẽ lâu hơn. Các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng khi bé càng lớn mà vẫn chưa thể ngồi được, điều mà ba mẹ nên làm là kiểm tra cấu trúc xương của em bé trước khi cho bé tập ngồi. Hãy đảm bảo xương của bé đủ cứng cáp và đủ mạnh để có thể tự ngồi được.

Theo các nghiên cứu cho biết, bé từ 5 tháng tuổi trở đi là giai đoạn mẹ có thể tập ngồi cho bé. Thời điểm này bé có thể ngồi vững từ 20 - 30 giây một lần. Để an toàn hơn khi bé ngồi mẹ có thể choàng tay ra phía đằng sau để đón lấy bé hoặc trải thảm hay gối mềm xung quanh chỗ bé ngồi, để tránh ngã làm đau bé.

Hướng dẫn cách tập ngồi cho bé đúng nhất mẹ nên biết 1Khi đủ cứng cáp mẹ có thể tập ngồi cho bé

Một số cách tập ngồi cho bé mà mẹ nên áp dụng

Điều kiện để trẻ có thể ngồi vững đó là phải cứng cổ và cơ. Bé sẽ phát triển một cách toàn diện nhất mà không bị ảnh hưởng về sau nếu bé được ngồi đúng cách.

Tập cho bé nằm sấp

Việc giữ đầu bé ổn định và hãy chắc rằng phần xương cổ của bé có thể cứng cáp để ngồi dậy. Cho bé tập nằm sấp cũng có thể giúp bé tăng cường phần lực ở cơ lưng và rèn luyện cổ. Bé sẽ chuyển từ tư thế nằm sấp sang tư thế ngồi bằng việc đẩy mình lên.

Hướng dẫn cách tập ngồi cho bé đúng nhất mẹ nên biết2Nằm sấp cũng là cách giúp cho xương cổ của bé cứng cáp hơn

Tập cho bé di chuyển

Mẹ cần giữ trẻ di chuyển thuần thục trên các bề bề mặt mềm như khăn bông, chăn, đệm,… Lúc này bé sẽ quen dần với sự vận động của toàn cơ thể để thích nghi hơn với việc ngồi.

Cho bé dựa vào người

Khi mới tập ngồi, mẹ nên cho bé ngồi dựa vào người trước, bé sẽ quen với việc phần lưng thẳng đứng khi ngồi. Bên cạnh đó có thể tăng cường sức mạnh của cơ lưng và cột sống, giúp bé thấy an toàn hơn trong những lần mới tập ngồi đầu tiên. 

Hướng dẫn cách tập ngồi cho bé đúng nhất mẹ nên biết3Dựa vào người giúp bé cảm thấy an toàn khi mới tập ngồi 

Tạo cho bé sự thích thú

Khi bé ngồi mọi trọng lượng của cơ thể sẽ dồn vào phần lưng và mông. Bé sẽ cảm thấy khó chịu nếu không có sự thông thoáng thoải mái ở những bộ phận này và có thể không hợp tác với mẹ khi ngồi. Mẹ nên làm những động tác vui đùa giúp trẻ thích thú hơn khi được ngồi.

Trước khi tập ngồi các mẹ nên đảm bảo rằng phần mông bé phải được thoải mái và thay tã, bởi vì sức nặng của phần tả khi ướt sẽ làm cản đi lực ngồi dậy và thăng bằng ở trẻ.

Những lưu ý quan trọng khi tập ngồi cho bé

Đối với trẻ nhỏ bạn nên để bé phát triển theo một cách tự nhiên, không thúc ép bắt trẻ ngồi quá sớm. Như vậy có thể làm ảnh hưởng đến phần cột sống và dáng đi của bé sau này. Nhiều mẹ cho rằng việc cho bé sử dụng ghế tập ngồi hoặc xe tập đi cho bé là tốt nhưng thực chất việc làm này không giúp bé tập ngồi mà còn gây ảnh hưởng xấu đến bé.

Như vậy có thể thấy việc tập ngồi cho bé cũng nên tuân theo sự phát triển tự nhiên của bé. Đừng bắt ép hay cố làm cho bé phát triển, điều đó chỉ làm ảnh hưởng xấu cho bé về sau các mẹ nhé! Mong rằng những thông tin hữu ích vừa rồi của Long Châu có thể giúp ích trong quá trình tập ngồi của bé nhà mình.

Ly Huỳnh 

Nguồn tham khảo: vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin