Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Loại bỏ khóe móng chân là một vấn đề làm đẹp được chị em quan tâm. Mặc dù biết rằng khóe móng chân không ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt nhưng lại khiến đôi chân trở nên kém thẩm mỹ. Vậy cách lấy khóe móng chân hay cách sử dụng cây lấy khóe móng chân như thế nào? Mời bạn theo dõi tiếp bài viết dưới đây.
Mỗi người đều có khóe móng chân nhưng phần khóe này không gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt. Nhưng rất nhiều phụ nữ thích lấy khóe vì giúp móng chân sạch sẽ hơn. Nhưng để lấy khóe móng chân đúng cách và an toàn bằng cây lấy khoẻ móng chân thì bạn xem tiếp nội dung bên dưới nhé.
Khóe móng chân là phần rìa ở hai bên ngoài cùng của móng. Nhìn chung nó mọc ra hai bên móng và không gây đau đớn hay khó chịu. Bạn có thể lấy khóe móng chân hoặc không tùy thích. Nhưng hầu hết các chị em hiện nay thường chủ động lấy khóe móng chân khi làm móng và vô tình "cắt" quá sát vào góc móng khiến vùng đó bị trầy xước, chảy máu.
Cho dù bạn cố ý hay vô tình cắt phạm phần khóe móng chân, nếu không biết cách lấy khóe, không biết cách vệ sinh và chăm sóc đúng cách sau khi lấy khóe. Bạn dễ bị đau, sưng mủ, chảy máu, nặng hơn có thể gây nhiễm trùng móng rất nguy hiểm.
Hàng ngày đôi chân của chúng ta tiếp xúc với bề mặt đất và bụi bẩn, nơi chứa nhiều vi khuẩn. Nên bạn cần biết cách hoặc người lấy khóe chân cần biết cách xử lý đúng cách để đảm bảo an toàn.
Cây lấy khóe là dụng cụ giúp thợ làm móng làm sạch và vệ sinh móng, đặc biệt là để lấy khóe dễ dàng hơn. Để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho người sử dụng, đầu lấy khóe thường được làm bằng thép không gỉ, còn phần thân có thể thay đổi tùy theo nhà sản xuất.
Cách lấy khóe:
Bước 1: Trước khi lấy khóe móng chân, bạn cần ngâm chân với nước sạch để làm mềm móng chân. Việc này sẽ loại bỏ các vết bẩn trên chân hoặc kẽ móng chân làm cho móng chân của bạn sạch sẽ.
Bước 2: Sau khi nhúng chân vào nước, bạn dùng kềm làm sạch các khóe móng chân. Các bạn lưu ý không nên cắt quá gần hoặc quá sâu vào móng để tránh cắt vào thịt.
Bước 3: Cuối cùng, bạn rửa sạch lại chân bằng nước ấm và dùng khăn để lau khô chân.
Nếu chẳng may lấy khoé móng chân bị sưng mủ thì bạn cần thực hiện những điều dưới đây:
Trong quá trình lấy khóe nếu không may móng chân bị thương thì bạn nên bấm móng chân như sau để ngăn ngừa nhiễm trùng:
Nếu lấy khóe xong chân bạn bị sưng mủ, đau nhức điều đầu tiên cần làm để tránh nhiễm trùng:
Cách giữ móng chân luôn đẹp, để chăm sóc đôi chân tốt nhất bạn cần lưu ý những điều sau:
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc có nên lấy khóe chân hay sử dụng cây lấy khóe móng chân như thế nào cho đúng. Làm đẹp là rất cần thiết nhưng cần phải làm đẹp đúng cách để tránh phản tác dụng chị em nhé!
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.