Móng chân khi bị lấy khóe sẽ rất dễ gây ra hiện tượng móng chân mọc ngược và đâm vào thịt. Móng chân khi mọc cong xuống và ăn sâu vào trong da sẽ gây đau nhức, sưng tấy rất khó chịu. Lúc này , bạn nên biết cách lấy khóe móng chân bị sưng mủ sao cho đúng cách.
Khóe móng chân là gì? Có nên lấy khóe móng chân hay không?
Khóe móng chân chính là phần rìa tại 2 cạnh của bên móng và thường mọc thuôn ra hai phía bên của móng. Trong sinh hoạt hàng ngày, phần khóe này không hề gây đau nhức hoặc phiền toái gì. Việc lấy khóe chân sẽ giúp cho mọi người được làm sạch phần móng ở bên trong và giúp cho bộ móng trở nên đẹp hơn.
Tùy thuộc vào sở trường thích nghi của mỗi người mà bạn có thể lấy khóe móng chân hoặc không. Tuy nhiên, đa số những người khi làm nail đều muốn lấy phần này ra. Mặc dù là vậy nhưng không phải ai cũng biết cách lấy khóe móng chân sao cho an toàn và nếu như lấy khóe móng chân mà bị sưng mủ thì nên làm thế nào.
Khóe móng chân thường được lấy ra để làm nail
Nguyên nhân khiến cho việc lấy khóe móng chân bị sưng?
Khóe móng chân bị sưng mủ có thể là do các nguyên nhân sau đây:
- Thiết bị lấy khóe móng chân không đảm bảo an toàn.
- Kỹ thuật để lấy khóe móng chân không đúng cách.
- Do khóe móng chân quá sâu hoặc da bị lấy tại chỗ khóe quá nhiều, làm tổn thương đến phần thịt ở móng.
- Không những vậy, nếu sau khi lấy khóe mà bạn chưa biết cách chăm sóc móng thì cũng có thể khiến cho móng bị mưng mủ, đau nhức, chảy máu và đặc biệt là nhiễm trùng. Bởi bàn chân chính là nơi tiếp xúc trực tiếp với mặt đất nên khả năng nhiễm trùng ở chân sẽ rất cao. Do đó, bạn nên biết cách lấy móng chân bị sưng mủ sao cho an toàn.
Cách lấy khóe móng chân bị sưng mủ
Để lấy khóe móng chân bị sưng mủ, bạn hãy thực hiện theo cách như sau:
- Làm sạch móng chân và rửa sạch tay trước và sau khi chạm vào chân.
- Khử trùng các loại dụng cụ như nhíp, cắt móng tay, que đẩy biểu bì da chết và một số dụng cụ chăm sóc móng bằng oxy già hoặc cồn tẩy rửa.
- Để làm mềm da và móng, bạn hãy ngâm chân trong nước ấm từ 10 đến 30 phút. Bên cạnh đó, bạn có thể thêm giấm, dầu cây trà và một số loại tinh dầu khử trùng khác vào trong bồn ngâm chân.
- Sử dụng khăn mềm để lau khô ngón chân, bàn chân.
- Xoa bóp vùng da ở xung quanh móng chân để đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.
- Bạn nhấc phần mép móng chân lên rồi lấy miếng bông gòn nhỏ ở dưới móng chân để móng mọc chệch theo hướng khác, không ăn sâu vào trong da.
- Cạo lớp da tại hai bên móng bằng que đẩy biểu bì hoặc dũa móng tay để loại bỏ tế bào chết.
- Để làm sạch, bạn hãy sử dụng các loại thuốc mỡ kháng sinh như Bactroban, Foban hoặc Fucidin để thoa lên vùng móng ngay khi vừa mới rửa sạch khóe chân. Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng khóe chân bị nhiễm trùng với mức độ ngày càng nặng hơn.
Bôi thuốc mỡ kháng sinh lên khóe chân sau khi làm sạch chân
Cách lấy khóe móng chân đúng chuẩn
Để hạn chế tình trạng khóe móng chân bị sưng mủ khi lấy khóe, bạn nên thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Cho chân vào trong chậu để ngâm trước khi cắt khóe khoảng 10 phút.
- Bước 2: Sau khi khóe móng đã được làm sạch, bạn hãy dùng kéo cắt móng nhưng không cắt quá sâu và sát với thịt. Bạn cũng nên lưu ý cắt khóe chân thẳng và không cắt nhọn.
- Bước 3: Dùng nước ấm để rửa sạch khóe chân và sử dụng khăn thấm bớt nước để chân được khô tự nhiên.
Cách chăm sóc khóe móng chân sau khi lấy khóe
Sau khi lấy khóe móng chân, bạn cần thực hiện việc chăm sóc như sau:
- Cần bôi thuốc, uống thuốc kháng sinh theo sự chỉ định của các bác sĩ, chuyên viên da liễu.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho đôi chân, không đi chân đất để tránh tình trạng cát bụi bám vào trong kẽ chân. Bạn tuyệt đối không nên rửa chân quá lâu để tránh tình trạng khóe chân bị nhiễm trùng với mức độ nặng hơn.
- Tránh chạy bộ, đi bộ trong 2 đến 4 tuần sau khi thực hiện phẫu thuật.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tránh ăn rau muống, thịt bò, đồ uống chứa caffeine… để vết thương được lành lại.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh sau khi lấy khóe móng chân
Bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu về cách lấy khóe móng chân bị sưng mủ cũng như các vấn đề xung quanh. Trước khi lấy khóe móng chân, tốt nhất bạn nên tìm hiểu thật kỹ về cơ sở mà mình thực hiện để hạn chế những rủi ro không đáng có nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp