Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp/
  4. Chăm sóc cơ thể

Hướng dẫn quy trình chăm sóc móng tại nhà

Ngày 15/02/2024
Kích thước chữ

Chăm sóc móng là cả một quá trình, mặc dù công việc khá đơn giản nhưng liệu mấy ai biết được cách chăm sóc móng chuẩn chỉnh. Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc móng, mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Đằng sau bộ móng khỏe đẹp luôn là thành quả của một quá trình chăm sóc móng cẩn thận. Đặc biệt là đối với phái đẹp, móng tay, móng chân cũng quan trọng và được “đầu tư” không kém. Việc thường xuyên thay đổi màu sơn hoặc cắt tỉa không đúng cách cũng có thể làm móng yếu đi và dễ bị tổn thương hơn. Trước khi tìm hiểu về quy trình chăm sóc móng chuẩn chỉnh thì chúng ta cũng nên hiểu tại sao phải chăm sóc móng cẩn thận.

Tại sao phải chăm sóc móng cẩn thận?

Để biết được lý do tại sao phải chăm sóc móng cẩn thận thì điều này liên quan đến một số chức năng của bộ móng. Về cơ bản, móng tay, móng chân của con người có những chức năng sau:

  • Hỗ trợ các hoạt động của con người: Tương tự như móng vuốt của động vật, móng hỗ trợ con người đào bới, leo trèo, nắm đồ vật, gãi khi ngứa,…
  • Bảo vệ khỏi chấn thương: Móng đóng vai trò như tấm bảo vệ ngăn ngừa tổn thương mạng lưới thần kinh dày đặc của chi.
  • Dấu hiệu vấn đề sức khỏe: Khi cấu trúc và màu sắc của móng thay đổi, đó là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang có vấn đề cần đi thăm khám.
  • Tăng cường xúc giác: Đầu ngón tay và ngón chân có các đầu dây thần kinh gửi thông tin đến não mỗi khi chạm vào thứ gì đó. Lúc này móng tay, móng chân sẽ đóng vai trò như lực đối kháng và giúp tăng độ nhạy xúc giác của đầu ngón tay, ngón chân.
  • Dưỡng ẩm và ngăn ngừa vi khuẩn: Lớp biểu bì của móng tay, móng chân sẽ giữ lại độ ẩm và ngăn ngừa vi khuẩn từ môi trường xâm nhập vào cơ thể.
  • Tạo vẻ đẹp cho ngón tay, ngón chân: Móng khỏe và đẹp sẽ làm điểm nhấn cho bàn tay và bàn chân.
Hướng dẫn quy trình chăm sóc móng tại nhà 1
Chăm sóc móng sẽ giúp bạn có bộ móng chắc, khỏe tạo nên vẻ đẹp cho bàn tay, bàn chân

Việc chăm sóc móng cẩn thận sẽ giúp ngăn ngừa những tổn thương của móng, giúp móng luôn được sạch sẽ và có hình dạng đẹp. Chăm sóc móng thường xuyên là điều vô cùng cần thiết nó sẽ hỗ trợ tốt cho những chức năng của móng và ngăn ngừa một số bệnh lý hay gặp ở móng như nấm móng, móng tay biến đổi màu,.... Một quy trình chăm sóc móng chuẩn chỉnh tại nhà sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc móng cẩn thận.

Quy trình chăm sóc móng tại nhà

Nếu chỉ sơn hoặc bỏ qua các bước chăm sóc móng thì đầu móng sẽ dần mỏng đi, trầy xước và chuyển sang màu vàng. Để tránh tình trạng trên, sau đây là 6 bước căn bản chăm sóc móng tại nhà bạn có thể tham khảo:

  • Bước 1: Loại bỏ sơn móng tay, móng chân hiện có (nếu có): Acetone là chất tẩy sơn móng phổ biến nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng chất tẩy này đúng cách. Theo các chuyên gia làm đẹp, bạn nên thực hiện theo các bước sau: Đổ acetone vào một chiếc bát nhỏ và đun nóng dung dịch. Tiếp theo, hãy ngâm móng tay, móng chân có sơn trong acetone ấm khoảng 30 phút. Khi sơn bắt đầu tan, hãy dùng bông gòn nhúng vào dung dịch rồi lau nhẹ nhàng móng và vùng da xung quanh.
  • Bước 2: Dũa đầu móng: Sau khi loại bỏ lớp sơn cũ, dùng dũa móng (giấy nhám) để tạo đầu móng tròn hoặc vuông. Bạn nên bắt đầu dũa từ giữa móng rồi vuốt sang hai bên.
  • Bước 3: Làm sạch phần da thừa (các góc) xung quanh móng: Sử dụng kem dưỡng da và tinh dầu để làm mềm vùng da quanh móng. Sau đó cẩn thận loại bỏ phần da thừa bằng một thanh gỗ có đầu vát. Tránh dùng kéo thường xuyên để cắt các góc vì đầu nhọn của kéo có thể làm tổn thương da.
  • Bước 4: Loại bỏ da chết khỏi bàn tay, bàn chân: Tẩy tế bào chết cho bàn tay, cổ tay và cánh tay (tương tự với móng chân) bằng kem tẩy tế bào chết. Làm sạch bề mặt móng bằng bàn chải mềm. Sau đó, rửa và lau khô.
  • Bước 5: Dưỡng ẩm cho bàn tay, bàn chân: Khi thoa đều kem dưỡng ẩm lên tay và móng tay (chân và móng chân), hãy kết hợp với các động tác massage tay thư giãn. Nếu bạn có làn da nhạy cảm hãy lựa chọn sản phẩm có thành phần an toàn trước khi bôi thoa.
  • Bước 6: Thoa sản phẩm chăm sóc móng: Bước này sẽ giúp móng tay, móng chân của bạn chắc khỏe hơn và ít bị bào mòn bởi sơn móng. Đồng thời, nó giúp móng của bạn không bị ố vàng.
Hướng dẫn quy trình chăm sóc móng tại nhà 2
Dũa đầu móng là một trong những bước căn bản trong quy trình chăm sóc móng

Sau khi hoàn thành 6 bước này, bạn có thể an tâm trang trí móng với màu sắc và hoa văn yêu thích mà không lo làm hỏng chúng.

Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc móng bạn nên biết

Nếu không chăm sóc móng thường xuyên hoặc chăm sóc móng không đúng cách đều có thể dẫn đến các bệnh về móng. Vì vậy, cần phải chú ý đến việc bảo vệ và chăm sóc móng, sau đây là một số lưu ý giúp móng của bạn tốt hơn:

Những lưu ý khi cắt và dưỡng móng

Móng tay quá dài sẽ dễ bị gãy hơn móng ngắn. Vì vậy, đừng để nó phát triển quá mức mà hãy thường xuyên cắt tỉa chúng và lưu ý một vài điều khi cắt tỉa như sau:

  • Tránh những thói quen xấu như cắn móng tay vì vi khuẩn có thể xâm nhập vào miệng và ảnh hưởng đến sức khỏe và móng được phát triển một cách tự nhiên.
  • Cắt móng tay thường xuyên (mỗi tuần một lần đối với móng tay và mỗi tháng một lần đối với móng chân), loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ dưới móng tay, móng chân tránh môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Khi cắt những chiếc móng cứng, giòn, hãy nhớ ngâm chúng trong nước để làm mềm chúng. Để giảm thiểu tổn thương cho móng của bạn, hãy cắt các cạnh bằng bấm hoặc kềm và dũa chúng thật mịn.
  • Khi đến tiệm làm móng, hãy đảm bảo nhân viên sử dụng dụng cụ sạch sẽ và kỹ thuật dũa cẩn thận để tránh làm móng bị tổn thương và nhiễm trùng. Nếu có thể, hãy mua riêng dụng cụ cắt móng.
  • Không nên sử dụng nước tẩy móng có chứa acetone thường xuyên vì có thể khiến móng bị khô, yếu và dễ gãy.
Hướng dẫn quy trình chăm sóc móng tại nhà 3
Cắn móng tay là thói quen xấu cần bỏ ngay để móng phát triển tốt

Mặc dù ưu điểm của acetone là làm sạch sơn nhanh chóng nhưng lại có nhược điểm là có mùi khó chịu. Vì vậy, bạn có thể thay thế bằng loại nước tẩy sơn móng khác có mùi hương nhẹ nhàng và chứa nhiều chất dưỡng ẩm hơn.

Tránh các chất có hại cho móng và bổ sung dinh dưỡng

Về mặt cấu tạo, móng được tạo thành từ nhiều lớp protein cứng giống như sừng gọi là keratin. Bản thân keratin là một loại protein có cấu trúc dạng sợi, là vật liệu cấu trúc quan trọng hình thành nên lớp ngoài của da, đồng thời cũng là thành phần chính của tóc và móng. 

Bản chất của móng là protein nên sự tiếp xúc giữa móng và các chất tẩy rửa đều có ảnh hưởng đến cấu tạo của móng, chính vì thế bạn cần lưu ý: Tránh tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa, xà phòng, dung môi, chất bôi trơn,… trong khi làm việc. Những chất này có thể dễ dàng làm thay đổi hình dạng, cấu trúc và màu sắc của móng. 

Để bảo vệ móng, bạn nên đeo găng tay cao su khi tiếp xúc với chúng. Ngoài ra, hãy chú ý đến vấn đề bổ sung dinh dưỡng, đó là yếu tố tất yếu để móng duy trì được sự khỏe và đẹp. Bằng cách thường xuyên bổ sung vitamin C, vitamin D, pyridoxine, sắt, axit amin, canxi, gelatin, biotin... trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Hướng dẫn quy trình chăm sóc móng tại nhà 4
Bổ sung nhiều dưỡng chất, thực phẩm có lợi để có bộ móng chắc khỏe và tốt cho sức khỏe của bạn

Vẻ đẹp và sự chắc khỏe của móng có thể phản ánh sức khỏe của bạn nên việc chăm sóc móng thường xuyên, cẩn thận và đúng cách là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc móng bạn cần tránh sử dụng một số sản phẩm có chất gây hại cho móng, chế độ ăn uống hợp lý và có lối sống lành mạnh. Hy vọng thông tin trong bài viết đã giúp bạn củng cố thêm về quy trình chăm sóc móng tại nhà.

Xem thêm: Móng tay bị hư và cách xử lý an toàn, hiệu quả

 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm