Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dấu hiệu như móng chọc thịt, thay đổi màu sắc, hoặc chấn thương ở móng chân thường là vấn đề sức khỏe đáng chú ý. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn các bệnh về móng chân thường gặp trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Sự thay đổi màu sắc không bình thường của móng như màu vàng, đen, xanh, hoặc có vết đốm lạ có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng nấm, cường giáp, hay thậm chí là bệnh ung thư.
Quan sát kỹ lưỡng sự thay đổi bất thường ở móng chân có thể cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe của bạn, nhưng không nên tự chuẩn đoán bệnh tại nhà, bạn nên đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện y khoa để được nhận chẩn đoán từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Nếu bạn phát hiện bất kỳ thay đổi nào không bình thường, hãy đi thăm khám để được tư vấn và chẩn đoán chính xác.
Móng chân có thành phần chủ yếu là chất keratin, là một phần quan trọng trong cơ thể con người. Keratin là một loại protein có cấu trúc sợi, tạo nên lớp bảo vệ bên ngoài của da, cũng là thành phần chính của tóc, móng tay và móng chân.
Nhờ vào cấu trúc chặt chẽ của keratin, móng tay và móng chân, cùng với răng và xương, được coi là những bộ phận cứng cáp nhất trong cơ thể.
Cấu trúc của móng chân và móng tay bao gồm ba lớp chính:
Móng tay và móng chân có những chức năng cơ bản như sau:
Nấm móng chân thường phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, nhất là ở người hay mồ hôi chân hoặc mang cùng một đôi giày, ủng ẩm hàng ngày. Những người mắc bệnh tiểu đường cũng dễ bị nhiễm trùng móng. Dấu hiệu bao gồm đốm trắng hoặc vàng dưới đầu móng chân, có mùi hôi, đổi màu và dày lên, có thể bị nứt, giòn, và gãy.
Móng chọc thịt xảy ra khi móng chân mọc vào bên trong da, thường do cắt móng quá ngắn hoặc cắt theo đường cong. Điều này gây đau rát, sưng, đỏ, và mủ chảy từ móng chân tổn thương, khiến việc di chuyển trở nên đau đớn.
Bệnh này gây thay đổi ở ngón chân, khiến chúng to và gập xuống không bình thường, thường liên quan đến các vấn đề tim, phổi, tiêu hóa và ung thư.
Móng chân đổi màu có thể xuất phát từ sơn móng tay, móng chân, hoặc các loại thuốc điều trị rối loạn tự miễn dịch. Tuy không gây đau đớn nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Tùy thuộc vào mức độ, móng có thể có vạch trắng, phần trắng hoặc hoàn toàn trắng. Cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng như ung thư.
Chấn thương móng có thể gây ra đau nhức, đốm đỏ, sưng tấy, và thậm chí chảy máu bất thường. Việc điều trị tùy thuộc vào loại chấn thương.
Để ngăn ngừa nấm móng, duy trì sạch sẽ và khô ráo cho chân, tránh đi chân trần ở các khu vực ẩm ướt, không dùng chung đồ cắt móng, và kiểm soát đường huyết nếu bạn có tiểu đường. Khi có dấu hiệu bất thường ở móng chân, nên đi khám để đánh giá và có phương pháp điều trị phù hợp. Tránh tự điều trị để tránh tình trạng tồi tệ hơn.
Khi móng chân chuyển sang màu đen, đây có thể là kết quả của một vết bầm tím hoặc tụ máu dưới móng, thường do va đập hoặc giày dép quá chật. Màu sắc của vết bầm tím thường từ đỏ đến tím, sau đó chuyển sang màu nâu sậm hoặc đen do máu dưới móng đọng lại. Thông thường, móng chân đen sẽ mọc ra sau khoảng 6 - 9 tháng hoặc lâu hơn. Nếu không phải là những nguyên nhân này, màu đen trên móng chân có thể báo hiệu về những vấn đề sức khỏe như u ác tính, nhiễm trùng nấm, hoặc móng mọc ngược mạn tính.
Màu sắc vàng trên móng chân có thể là dấu hiệu của bệnh nấm móng. Khi bị nhiễm nấm, toàn bộ móng trở nên sần sùi, dễ mủn, và dễ gãy. Dấu hiệu này đặc biệt quan trọng khi có mảng màu trắng lớn trên móng, đặc biệt là gần lớp biểu bì. Việc điều trị nhanh chóng và chính xác là cần thiết khi phát hiện dấu hiệu này.
Móng chân chuyển sang màu trắng hoặc có những mảng lớn màu trắng có thể là dấu hiệu của bệnh nấm móng. Bệnh nấm này khiến móng trở nên sần sùi, dễ mủn và gãy. Nếu phát hiện dấu hiệu này, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ chuyên nghiệp.
Màu xanh tím hoặc xanh lá trên móng chân có thể là dấu hiệu của một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như sự suy yếu của hệ tim mạch, việc thiếu oxy, hoặc có thể là do nhiễm trùng nấm hoặc vi khuẩn.
Những dấu hiệu bất thường trên móng chân thường là biểu hiện của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như các bệnh về móng chân. Việc tìm sự chăm sóc và tư vấn từ bác sĩ sẽ giúp xác định nguyên nhân và cung cấp phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.