Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Để nâng cao, rèn luyện sức khỏe có rất nhiều các phương pháp khác nhau, chạy bộ là một hình thức rèn luyện sức khỏe ai cũng có thể tiếp cận và dễ dàng thực hiện nhất. Tuy nhiên, để phát huy cao nhất lợi ích mà chạy bộ mang lại thì bạn nên chú tâm nhiều hơn vào phần khởi động hay chính là các bài tập giãn cơ trước khi chạy bộ.
Các bài tập giãn cơ trước khi chạy bộ là bước quan trọng đầu tiên khi bạn bước vào một chế độ luyện tập. Sử dụng các kỹ thuật khởi động này giúp hệ thống tuần hoàn dần dần thích nghi với cường độ hoạt động lớn, đánh thức lượng cơ bắp có trong cơ thể để mang lại hiệu suất cao nhất. Do đó còn làm giảm nguy cơ chấn thương và tăng cường sự dẻo dai của cơ thể.
Khi chạy bộ hay thậm chí là vận động nhẹ cơ thể ta luôn sử dụng một lượng lớn cơ bắp nhất định, vì vậy đối với các bộ môn thể thao vận động nhất là chạy bộ đều làm cơ bắp to ra khiến chúng ngày càng ngắn lại sau đó là giảm khả năng vận động của cơ bắp. Các bài khởi động giúp hệ thống cơ bắp của bạn duy trì được sự linh hoạt, dẻo dai, uyển chuyển và sự vận động của cơ kết hợp với các khớp được dễ dàng hơn.
Việc thực hiện buổi chạy bộ mà không khởi động trước đó sẽ khiến cơ bắp chưa thích ứng kịp làm cơ bị co cứng. Khởi động trước khi chạy bộ với mỗi người đều khác nhau tùy theo sức khỏe của bản thân người đó. Thực hiện thường xuyên các bài tập này giúp giảm thiểu rủi ro mắc chấn thương, giúp duy trì và nâng cao sự linh động của các khớp nối xương. Vậy lợi ích mà bài tập giãn cơ trước khi chạy bộ gồm:
Thực hiện các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng trước khi luyện tập không cần phải tốn quá nhiều thời gian.
Các bài tập giãn cơ trước khi chạy bộ thường không quá phức tạp
Hầu hết các chuyên gia khuyến nghị thời gian khởi động ít nhất là 5 – 10 phút và lâu nhất là 30 phút. Điều này giúp khả năng vận động của cơ thể tốt hơn, giúp cơ thể bạn có thời gian để máu lưu thông tới các cơ quan khác nhau của cơ thể nhằm cung cấp năng lượng để thực hiện chức năng vận động. Dưới đây là các bài tập giãn cơ đơn giản, dễ dàng thực hiện.
Bài tập yêu cầu đưa gót chân lên đến mông khiến các cơ tứ chi được kéo giãn một cách vừa phải và đồng thời khởi động các cơ vận động chính của cơ thể.
Các bước thực hiện như sau:
Là phần cơ xương ở mặt sau của đùi, cơ đùi sau được sử dụng để đi bộ, leo cầu thang và nhiều động tác chân khác. Đối với chạy bộ nhóm cơ này rất quan trọng vì chúng hoạt động rất nhiều khi chạy, vì vậy chấn thương thể thao ở nhóm cơ này khá phổ biến.
Phần cơ này nằm ở mặt sau của cẳng chân và được tạo thành từ hai loại cơ gồm: Cơ bụng chân và cơ dép. Với những vận động viên thể thao sử dụng phần cơ này chúng có khả năng phát triển với lượng lớn cơ có ở bắp chân.
Vì cơ bắp chân chủ yếu là cơ co chậm (cơ loại 1) thuộc nhóm cơ bền nên rất hữu ích với việc chạy bộ, ngoài ra thực hiện các bài tập giãn cơ bắp chân không chính xác có thể gây chấn thương.
Các bước thực hiện:
Nhóm cơ này còn được gọi là dải iliotionate hoặc ITB. Hoạt động chính của nó là để giữ ổn định hông và đầu gối, ngoài ra nó cũng hỗ trợ các chuyển động của hông và đầu gối thông qua hoạt động của cơ mông và cơ căng cân đùi. Giúp thực hiện các động tác như gập hông, gập bụng, xoay hai bên sườn.
Là một nhóm cơ nằm sâu bên trong của vùng cơ mông, cơ này có nhiệm vụ ổn định khớp háng và di chuyển đùi theo nhiều hướng khác nhau vì vậy chúng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ khả năng vận động của phần dưới cơ thể. Các bước giãn cơ dành cho nhóm cơ hình lê.
Trong khi đứng lên với cánh tay thả lỏng, nhún cả hai vai về phía tai theo chuyển động ngược lại. Lặp lại động tác này để giúp thư giãn vùng vai.
Có 3 nhóm cơ chính là cơ mông lớn, nhỡ và bé. Cơ mông lớn có vai trò duỗi các khớp hông, tạo lực giúp đẩy cơ thể về phía trước, còn cơ mông nhỡ và bé có tác dụng trong việc giữ ổn định cơ thể khi vận động vì vậy chúng có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động của vận động viên chạy bộ làm nâng cao hiệu suất khi chạy.
Nhóm cơ (háng) bẹn nằm ở mặt bên trong của đùi. Các cơ này giúp cơ thể di chuyển chân về phía trước của cơ thể và giúp ổn định hông của bạn trong quá trình vận động.
Là một nhóm cơ quan trọng vì chúng bao quanh các khớp xương giúp kết nối phần thân trên và thân dưới. Vùng cơ này còn có khả năng bảo vệ, hỗ trợ cột xương sống.
Giúp chống đỡ lại trọng lượng của cơ thể và kết nối các xương khác với nhau, giúp quá trình vận động của con người linh hoạt, sống động hơn. Cột sống còn giúp bảo vệ tủy sống, là một bộ phận quan trọng trong hệ thần kinh trung ương, chi phối mọi hoạt động của cơ thể con người.
Trước khi lao vào khởi động, hãy đảm bảo rằng bạn thực hiện các động tác giãn cơ một cách an toàn và phù hợp nhất bởi tùy vào khả năng chạy bộ của người đó. Mặc dù bạn có thể kéo giãn cơ mọi lúc, mọi nơi nhưng thực hiện kỹ thuật phù hợp mới là chìa khóa giúp đạt được hiệu suất cao nhất. Nếu kéo giãn cơ quá mức hoặc không đúng cách cũng sẽ dẫn đến những tác động gây hại lên cơ bắp nhiều hơn.
Không nên kéo dài thời gian khởi động: Bạn có thể bị căng cơ lạnh bởi khi ta gây áp lực lên cơ thể thì ở các sợi cơ, dây chằng và bao khớp có một mức độ căng cơ nhất định. Vậy việc khởi động chính là đang sinh ra nhiệt năng, tùy thuộc vào mức độ nhiệt năng đưa vào mà khả năng giãn của các cơ cũng thay đổi. Tuy nhiên sợi dây chằng và bao khớp không thực sự giãn ra để đáp ứng với lực đang tác động lên gây ra các chấn thương không đáng muốn.
Vậy nên trước khi thực hiện các động tác giãn cơ hãy khởi động bằng cách bước bộ trong 5 – 10 phút rồi mới thực hiện kéo giãn cơ.
Không nên gắng sức quá mức: Bởi mỗi người có tính linh hoạt trong vận động khác nhau, ví dụ điển hình là những người vũ công đều rất giỏi trong việc uốn lượn cơ thể vì họ có một cơ thể rất dẻo dai và linh hoạt. Vì vậy gắng sức quá mức là không cần thiết nhất là đối với những người đang có hoặc tiền sử chấn thương trước đó.
Tập trung vào các nhóm cơ vận động chính: Tập trung thực hiện giãn nhóm cơ có chức năng vận động chính trong chạy bộ như bắp chân, đùi, hông, lưng dưới, cổ và vai. Tuy nhiên hãy đảm bảo rằng bạn thực hiện kéo giãn đối xứng ở cả hai bên.
Kéo giãn cơ một cách quá đột ngột: Số ít người vẫn mắc phải lỗi này, khi thực hiện chuyển động cần sự mượt mà, không được nóng vội. Khi bạn kéo giãn cơ một các đột ngột có thể làm tổn thương cơ và thực sự góp phần làm cho cơ bị căng.
Thời gian thực hiện động tác thật hợp lý: Hít sâu, thở đều đồng thời giữ mỗi lần giãn cơ trong khoảng 30 giây là hợp lý nhất. Với các khu vực cơ có vấn đề về chấn thương bạn có thể thực hiện nhẹ nhàng và cần giữ lâu hơn khoảng 60 giây.
Thực hiện động tác không hướng tới nỗi đau: Khi bạn thực hiện động tác có thể sẽ cảm thấy căng cơ khi đang kéo giãn cơ ra chứ không phải cảm giác đau. Nếu thực hiện cảm giác nó mang lại đau đớn, thì bạn kéo giãn cơ quá mức so với sợi cơ bắp có thể chịu. Sau đó lùi lại đến điểm mà bạn không cảm thấy đau rồi tiếp tục giữ căng.
Chia nhỏ thời gian kéo giãn cơ: Kéo giãn các nhóm cơ bắp vận động chính có thể tốn từ 20 - 30 phút. Nhưng bạn có thể chia lượng thời gian cần cho căng cơ ra từ 5 – 10 phút phù hợp hơn cho việc giãn cơ thường xuyên hơn, ít nhất ba đến bốn lần một tuần. Vì vậy, dành ra 5 đến 10 phút kéo giãn cơ mỗi lần cũng đều có thể mang lại hữu ích.
Thông qua bài viết trên nhà thuốc Long Châu mang đến cho độc giả những thông tin, cách thực hiện các bài tập giãn cơ trước khi chạy bộ. Nhằm giúp cho mọi người có cái nhìn tổng quan hơn để có thể rèn luyện nâng, nâng cao sức khỏe được tốt nhất.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.