Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cách xử lý băng vệ sinh sau khi sử dụng tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Kết quả là để lại những hình ảnh kém văn minh, gây ô nhiễm môi trường sống. Vậy nên xử lý thế nào?
Băng vệ sinh một lần đã từng được xem là một “vị cứu tinh” của phái đẹp trong ngày hành kinh. Nhưng thời gian gần đây, rác thải từ băng vệ sinh đã trở nên báo động bởi không phải ai cũng biết cách xử lý băng vệ sinh sau khi sử dụng sao cho đúng. Dưới đây là một số lưu ý các chị em phụ nữ cần nắm trong sử dụng để giữ gìn vệ sinh chung, góp phần bảo vệ môi trường.
Hằng tháng, có đến 500 triệu rác thải từ băng vệ sinh thải ra môi trường. Trong đó, phần miếng lót của băng vệ sinh làm từ nhựa mất đến khoảng 400 - 500 triệu năm mới phân hủy. Để góp phần giảm thiểu lượng rác thải này cũng như để rác thải từ băng vệ sinh được xử lý đúng cách, chị em phụ nữ cần lưu ý một số điều sau đây:
Một trong những điều nên tránh khi thay băng vệ sinh là vứt miếng băng đã qua sử dụng vào bồn cầu. Dù băng vệ sinh có kích thước nhỏ hay lớn, làm bằng vật liệu gì thì chúng đều có nguy cơ gây tắc nghẽn bồn cầu và cả mạng lưới đường ống nước của bạn. Điều này đôi khi sẽ khiến nước thải chảy ngược lại vào trong nguồn nước sạch nhà bạn, ảnh hưởng đến sức khỏe và rất khó để xử lý, khắc phục.
Một trong những hình ảnh khiến nhiều người “khiếp sợ” là những miếng băng vệ sinh dính đầy kinh nguyệt, bốc mùi tại các nhà vệ sinh công cộng. Không những gây mất thẩm mỹ, những miếng băng vệ sinh được vứt bừa bãi này còn là nơi để vi khuẩn tích tụ và gây phơi nhiễm bệnh cho nhiều người khác, nhất là những người dọn dẹp vệ sinh công cộng.
Do đó, mỗi phụ nữ đều nên có ý thức dọn dẹp sạch sẽ băng vệ sinh đã qua sử dụng bằng cách cuộn tròn chúng lại, dùng hai cánh hai bên (nếu có) cố định và quấn lại cẩn thận bằng bao lót (khi thay băng mới sẽ có), sau đó cho vào túi, buộc chặt rồi mới cho vào thùng rác.
Cách xử lý băng vệ sinh sau khi sử dụng này vừa tránh để người khác nhìn thấy miếng băng vệ sinh đã qua sử dụng của bạn mà còn hạn chế mùi hôi thối và tạo điều kiện cho mầm bệnh có chỗ trú ngụ, phát triển.
Các loại băng vệ sinh trên thị trường hiện nay chủ yếu làm từ sợi tổng hợp, chất hóa dẻo, các chất khử trùng,... Trong đó, phần thân làm từ sợi tổng hợp là bộ phận rất khó để phân hủy. Vì thế, để giảm thiểu lượng rác thải từ băng vệ sinh sử dụng một lần ra môi trường, các chị em phụ nữ nên ưu tiên chọn những loại băng có chất liệu thân thiện với thiên nhiên.
Với báo động về tình trạng rác thải nhựa từ băng vệ sinh dùng 1 lần ra môi trường mà nhiều nhà sản xuất đã nghiên cứu và cho ra mắt các loại băng vệ sinh làm từ 100% sợi bông nguyên chất, không chứa chất hóa học và giảm thiểu nhựa. Những sản phẩm này còn được gọi là băng vệ sinh hữu cơ, vừa an toàn cho sức khỏe vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Rửa tay thật sạch trước và sau khi thay băng vệ sinh là điều cần thiết. Bởi điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng vi khuẩn từ băng vệ sinh có cơ hội xâm nhập vào cơ thể khi tay bạn tiếp xúc với thức ăn hay với các đồ vật sinh hoạt thường ngày.
Ngoài ra, trong những ngày hành kinh, bạn cũng chú ý vệ sinh vùng kín bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ và phù hợp mỗi khi thay băng vệ sinh để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh phụ khoa.
Bên cạnh ưu tiên sử dụng băng vệ sinh hữu cơ như một cách để giảm thiểu rác thải từ băng vệ sinh, các chị em phụ nữ cũng có thể chọn các loại sản phẩm băng vệ sinh có thể tái sử dụng nhiều lần như.
Là một loại băng vệ sinh đặt trong âm đạo hiện đại, cốc nguyệt san được làm từ nhựa y tế hoặc silicon đảm bảo an toàn cho sức khỏe phụ nữ khi sử dụng. Không những thế, sản phẩm này còn là một sự thay thế băng vệ sinh dạng dùng một lần thân thiện hơn với môi trường. Bởi một chiếc cốc nguyệt san bạn có thể dùng trong vài năm, thay thế hàng trăm miếng băng vệ sinh mỗi năm. Từ đó giảm bớt lượng chất thải nhựa từ các loại băng vệ sinh dùng một lần như băng vệ sinh miếng hay tampon.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng cốc nguyệt san. Để đảm bảo an toàn, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ/dược sĩ trước khi chọn dùng cốc nguyệt san thay vì băng vệ sinh thông thường.
Hiện nay, với trào lưu quay về dùng các sản phẩm thân thiện hơn với thiên nhiên, băng vệ sinh làm từ vải là sự lựa chọn của nhiều người. Bạn có thể tự làm cho mình những miếng băng vệ sinh bằng vải tại nhà với chất liệu vải và màu sắc tùy thích. Tuy nhiên, nên cân nhắc cẩn thận vì bạn phải làm sạch băng vệ sinh vải cẩn thận sau khi dùng để tái sử dụng an toàn.
Trên đây là những lưu ý về cách xử lý băng vệ sinh sau khi sử dụng. Hy vọng chúng sẽ bổ sung thêm kiến thức để giúp các chị em phụ nữ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc xử lý băng vệ sinh sau khi dùng xong, để cùng nhau giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường nhé!
Quỳnh Vi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.