Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi

Ngày 25/03/2022
Kích thước chữ

Hút thuốc lá là nguy cơ đầu tiên gây bệnh ung thư phổi. Tại Hoa Kỳ, việc hút thuốc lá có liên quan đến khoảng 80 – 90% trường hợp tử vong do bệnh ung thư phổi. Việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá khác như xì gà hoặc thuốc lào cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

Khói thuốc lá là một hỗn hợp chất độc của hơn 7000 chất hóa học khác nhau. Rất nhiều chất độc, với ít nhất khoảng 70 chất được biết là nguyên nhân gây ung thư cho người. Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi hoặc tử vong do ung thư phổi cao gấp 15 – 30 lần so với những người không hút thuốc. Bên cạnh đó, hút một vài điếu thuốc mỗi ngày hoặc thỉnh thoảng hút cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi.

Những người cai thuốc lá có nguy cơ ung thư phổi thấp hơn so với những vẫn người tiếp tục hút thuốc và nguy cơ của họ cao hơn so với những người không bao giờ hút thuốc lá. Bỏ thuốc lá ở mọi lúc, mọi lứa tuổi có thể làm giảm nguy cơ gây ung thư phổi.

Hút thuốc lá gây bệnh ung thư phổi1 Bệnh ung thư phổi là có tỉ lệ tử vong rất cao

Hút thuốc lá gây bệnh ung thư phổi

Có thể bạn chưa biết, hút thuốc lá có thể gây ung thư ở hầu hết mọi cơ quan trên cơ thể con người. Hút thuốc lá gây nguy cơ ung thư vòm họng, thực quản, dạ dày, ruột, gan, trực tràng, tuyến tụy, thanh  khí quản, phế quản, thận, bể thận, bàng quang tiết niệu và cổ tử cung ở nữ giới. Hiện nay có gần 9/10 ca tử vong do bệnh ung thư phổi có liên quan đến hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc. Tuy đã có các phương pháp điều trị tốt hơn, tuy nhiên ung thư phổi do thuốc lá vẫn là nguyên nhân gây tử vong cả nam giới và nữ giới cao hơn bất kỳ loại ung thư nào khác.

Những người hít phải khói thuốc lá, thuốc lào hoặc xì gà của người khác, hút thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi. Khi một người hít phải khói thuốc lá, cũng giống như người đó đang hút thuốc. Tại Hoa Kỳ, hơn 7.300 bệnh nhân không hút thuốc tử vong mỗi năm do hít phải khói thuốc.

Chất độc có trong khói thuốc lá có khả năng làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến cho việc tiêu diệt tế bào ung thư trở nên khó khăn, các tế bào ung thư tiếp tục phát triển mà không bị dừng lại. Ngoài ra, chất độc có trong khói thuốc lá có thể làm hỏng hoặc thay đổi DNA của các tế bào. Khi DNA bị hỏng, một tế bào có thể bắt đầu phát triển vượt khỏi tầm kiểm soát và tạo ra một khối tế bào ung thư. Nhìn chung, thuốc lá có những tác hại đáng lưu ý sau đây:

  • Nam giới mắc ung thư tuyến tiền liệt và hút thuốc lá, có nhiều khả năng tử vong hơn những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt nhưng không hút thuốc.
  • Thuốc lá không khói, chẳng hạn như thuốc lá nhai, thuốc lá điện tử hay thuốc lá được quảng cáo có thành phần tự nhiên... cũng có nguy cơ ung thư phổi bình thường.
  • Khói thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của phụ nữ đang mang thai và thai nhi, có nguy cơ cao gây ung thư phổi, rụng tóc, bệnh khí phế thũng và đục nhân mắt.
  • Thuốc lá gây ra khoảng 90% trường hợp các ca bệnh ung thư phổi, 75% các trường hợp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim mạch và thiếu máu cục bộ.
  • Hút thuốc thụ động là hít phải – phơi nhiễm khói thuốc, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Ở người lớn, hút thuốc lá thụ động có nguy cơ gây bệnh ung thư phổi, bệnh ung thư vú, các bệnh về tim mạch, xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành và nguy cơ sinh non cao ở phụ nữ đang mang thai. Ở trẻ em, phơi nhiễm khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp, hen suyễn, viêm tai giữa, kém phát triển chức năng phổi...
Hút thuốc lá gây bệnh ung thư phổi2 Hút thuốc lá gây bệnh ung thư phổi

Lợi ích việc không hút thuốc lá

Điều quan trọng nhất bạn có thể làm để ngăn ngừa ung thư liên quan đến hút thuốc là không hút thuốc lá, cai thuốc lá nếu đang hút và tránh xa thuốc lá thụ động. Đối với những người không hút thuốc lá hay chưa hút thuốc bao giờ sẽ giảm nguy cơ mắc 12 loại bệnh ung thư sau:

  • Ung thư phổi.
  • Ung thư thanh quản.
  • Ung thư khoang miệng và hầu.
  • Ung thư thực quản.
  • Ung thư tuyến tụy.
  • Ung thư bàng quang.
  • Ung thư dạ dày.
  • Ung thư ruột kết.
  • Ung thư trực tràng.
  • Ung thư gan.
  • Ung thư cổ tử cung.
  • Ung thư thận.

Đối với những người đã từng hút thuốc lá, nhưng cai được thuốc có những lợi ích sau đây:

  • Trong vòng 5 – 10 năm kể từ khi bỏ thuốc lá, nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng, cổ họng giảm xuống một nửa.
  • Trong vòng 10 năm sau khi bỏ thuốc lá, nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang, thực quản và sẽ giảm xuống đáng kể.
  • Trong vòng 10 – 15 năm sau khi bỏ hút thuốc lá, nguy cơ ung thư phổi của bạn giảm xuống một nửa.
  • Trong vòng 20 năm sau khi bỏ hút thuốc, nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng, cổ họng, tuyến tụy sẽ giảm xuống mức tương đương với những người chưa hút thuốc bao giờ.
  • Đối với nữ giới, nguy cơ ung thư cổ tử cung cũng giảm một nửa khi cai thuốc trong vòng 20 năm.
  • Cai thuốc lá giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Những người tiếp tục hút thuốc lá sau khi được chẩn đoán bệnh ung thư phổi sẽ tăng nguy cơ ung thư và tỉ lệ tử vong rất cao.
Hút thuốc lá gây bệnh ung thư phổi3 Cai thuốc lá giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi và các bệnh ung thư nguy hiểm khác

Bệnh nhân hút thuốc lá nên tầm soát ung thư phổi

Đối với những người đã hút thuốc lá trong nhiều năm có thể xem xét việc tầm soát bệnh ung thư phổi. Xét nghiệm tầm soát ung thư phổi được khuyến nghị là chụp cắt lớp vi tính liều thấp, chụp CT liều thấp. Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ về những lợi ích và rủi ro có thể xảy ra khi tầm soát ung thư phổi.

Hút thuốc lá gây bệnh ung thư phổi4 Nếu đã hút thuốc lá – nên tầm soát ung thư phổi

Ung thư phổi được điều trị như thế nào?

Phương pháp điều trị ung thư phổi còn phụ thuộc vào độ tuổi, loại ung thư và giai đoạn của bệnh, mức độ nghiêm trọng của ung thư phổi và sự di căn nếu có. Thông thường, mục tiêu điều trị là chữa khỏi bệnh ung thư. Trong các trường hợp khác khi bệnh được phát hiện muộn, mục tiêu là kiểm soát được bệnh hoặc làm giảm các triệu chứng càng lâu càng tốt. Kế hoạch điều trị cho một bệnh nhân có thể thay đổi theo thời gian. Hiện nay có các phương pháp điều trị bệnh ung thư phổi như sau:

  • Phương pháp phẫu thuật.
  • Phương pháp xạ trị.
  • Phương pháp hóa trị.
  • Liệu pháp nhắm trúng mục tiêu.
  • Liệu pháp miễn dịch.

Hoàng Yến

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm