Huyết áp cao có uống được quả la hán không? Lưu ý khi sử dụng
Ngày 07/08/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Huyết áp cao có uống được quả la hán không? Theo y học cổ truyền, loại quả này nấu nước uống có tác dụng bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt cơ thể và điều trị một số bệnh khác. Trong đó có tác dụng kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa biến chứng.
Quả la hán được biết đến như một loại dược liệu có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thời tiết nắng nóng, nhiều gia đình nấu nước quả la hán uống để giải nhiệt. Nhưng người huyết áp cao có uống được quả la hán không?
Một số thông tin của quả la hán
La hán quả chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Vì vậy, từ xa xưa dân gian đã sử dụng loại quả này làm thuốc điều trị bệnh. Thịt của loại quả này có vị ngọt tự nhiên, tươi mát và không chứa độc tố.
Tác dụng giúp mát phổi, tiêu đờm, nhuận tràng, điều trị các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp như viêm họng, ho, viêm phổi, khàn tiếng,… Ngoài ra, theo y học hiện đại, loại quả này chứa nhiều chất dinh dưỡng thích hợp cho người bị tiểu đường, béo phì, cung cấp chất chống oxy hóa, giúp thanh nhiệt, hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả. Sử dụng đúng liều lượng sau một thời gian giúp cải thiện sức khỏe toàn diện.
Hiện nay, nhiều người truyền tai nhau công dụng của loại quả này, trong đó có người bệnh cao huyết áp. Người bệnh dùng nước la hán nấu uống có thực sự an toàn? Phần nội dung dưới đây sẽ giải đáp người huyết áp cao có uống được quả la hán không?
Huyết áp cao có uống được quả la hán không?
Cao huyết áp là chỉ số huyết áp cao hơn nhiều so với mức an toàn. Lúc này người bệnh sẽ có các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, dễ buồn nôn, chảy máu cam và nhiều triệu chứng khác tùy theo mức độ nặng nhẹ.
Huyết áp cao quá mức có thể dẫn đến nhiều biến chứng, thậm chí biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, người bệnh cần tìm ra nguyên nhân khiến huyết áp tăng để có biện pháp can thiệp phù hợp.
Các chuyên gia cho rằng có nhiều yếu tố làm tăng huyết áp. Các yếu tố chính như hẹp lòng mạch, độ nhớt của máu cao, nhịp tim tăng, thể tích tuần hoàn tăng và giảm độ đàn hồi của mạch máu.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh cao huyết áp. Cùng với việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng tìm đến các loại thảo dược dược tự nhiên giúp hạ huyết áp tại nhà. Đặc biệt, quả la hán được mọi người quan tâm vì chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể, giải nhiệt cơ thể và khắc phục nhiều vấn đề sức khỏe.
Vậy người huyết áp cao có uống được quả la hán không? Để trả lời, bạn cần hiểu các loại dưỡng chất trong loại quả này. Điển hình là đường fructoza, glucoza, vitamin C, sắt, đạm monogrosvin, mangan, kẽm,….
Bổ sung nước la hán đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như làm chậm quá trình lão hóa, giúp thanh nhiệt, mát gan, giải độc cơ thể. Vì vậy, người bệnh cao huyết áp hoàn toàn có thể sử dụng loại nước này trong quá trình điều trị bệnh.
Nước la hán có vị ngọt tự nhiên, hàm lượng calo thấp nên an toàn cho người cao huyết áp. Uống một lượng vừa đủ mỗi ngày giúp bạn cải thiện nhiều vấn đề về sức khỏe, ổn định huyết áp. Cách nấu như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu: Chọn quả la hán to tròn và 1.5 lít nước lọc.
Cách làm: La hán rửa sạch, cạo hết lông bên ngoài. Dùng dao cắt trái làm đôi hoặc làm tư. Không dùng quả la hán mềm, khô, mối mọt. Sau đó nấu với nước trong khoảng 5 - 10 phút. Nước quả uống trong ngày, không để qua đêm.
Ngoài ra, bạn có thể cho thêm táo đỏ, nhãn vào nấu chung để nước thơm ngon hơn. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế sử dụng đường, tốt hơn hết là không thêm đường vì quả la hán đã có vị ngọt tự nhiên.
Huyết áp thấp có uống nước la hán được không?
Bên cạnh huyết áp cao có uống được quả la hán không thì người huyết áp thấp có uống nước la hán được không? Bản chất của huyết áp thấp là do áp lực máu tác động lên thành mạch thấp khiến máu di chuyển chậm, không đủ để đi đến các tế bào của cơ thể. Theo các chuyên gia, quả la hán là loại quả thanh nhiệt, bổ máu và người huyết áp thấp vẫn có thể sử dụng nước la hán quả hàng ngày, không ảnh hưởng mà cũng không cho thấy hiệu quả điều trị.
Tuy nhiên, một số người huyết áp thấp hay bị lạnh bụng, suy nhược, ăn không ngon, nên hạn chế sử dụng vì có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Người bệnh có thể bị mệt mỏi, chóng mặt, giảm bạch cầu, huyết áp nếu cơ thể phản ứng với dược tính của quả la hán.
Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo người huyết áp thấp chỉ nên dùng lượng vừa đủ mỗi ngày, vừa đủ giúp hạ nhiệt và ổn định huyết áp. Trong trường hợp sử dụng mà thấy cơ thể mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa,… thì phải ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ để điều trị.
Lưu ý khi dùng la hán quả cho người cao huyết áp
Uống nước quả la hán giúp thanh nhiệt, giải độc, ổn định huyết áp. Tuy nhiên, loại nước này không phù hợp với người thể trạng lạnh, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người bị cảm lạnh, dị ứng với quả la hán.
Nước quả la hán nấu có tác dụng bồi bổ sức khỏe nên hỗ trợ cải thiện bệnh cao huyết áp. Nhưng nếu muốn kết hợp với thuốc Tây nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, không nên tự kết hợp để tránh nguy cơ tương tác thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra, bạn nên có lối sống lành mạnh, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Hãy bổ sung những thực phẩm lành mạnh vào chế độ ăn uống, đồng thời hạn chế thực phẩm dầu mỡ, chiên rán, nhiều đường,... có thể gây tăng huyết áp.
Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã giúp bạn biết huyết áp cao có uống được quả la hán không. Như đã đề cập ở trên, người bị cao huyết áp có thể uống nước la hán với liều lượng phù hợp. Nếu đang sử dụng thuốc Tây thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Chú ý những đối tượng không nên dùng quả la hán để tránh ảnh hưởng cho sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.