Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cùng với các huyệt đạo khác trên cơ thể, huyệt Nghinh Hương có vai trò quyết định trong quá trình vận hành luồng khí trong cơ thể. Vậy huyệt Nghinh Hương là gì? Có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe
Hoạt động của con người chỉ có thể diễn ra bình thường khi khí huyết lưu thông, các chất dinh dưỡng trao đổi một cách bình thường trong cơ thể. Vì vậy, các thầy thuốc Đông y đã sáng tạo ra phương pháp bấm huyệt, đặc biệt là bấm huyệt Nghinh Hương để phòng và chữa bệnh. Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Huyệt Nghinh Hương nằm ở đâu? Huyệt Nghinh Hương có tác dụng gì?” qua bài viết dưới đây nhé!
Thực chất, huyệt Nghinh Hương còn được biết đến với nhiều cái tên khác như huyệt Nghênh Hương, huyệt Xung Dương. Cái tên này xuất phát từ ý nghĩa của huyệt vị trong Hán Việt. Theo đó, “Nghênh” hoặc “Nghinh” nghĩa là ngửi, là đón nhận, còn “Hương” có nghĩa là hương thơm. Như vậy, ta có thể hiểu Nghinh Hương là huyệt vị đón nhận các luồng khí, hương thơm từ bên ngoài vào, có liên quan trực tiếp đến hệ thống tai - mũi - họng.
Vị trí huyệt Nghinh Hương nằm ở số 20 của kinh Đại Trường và kinh Vị, là một yếu huyệt trong số 108 huyệt đạo chính của cơ thể. Xét về mặt cảm quan, huyệt vị này xuất hiện ở vị trí đối xứng hai bên mặt, sát cạnh cánh mũi chỉ khoảng 0,8 - 1cm. Đây cũng chính là giao điểm giữa chân mũi với rãnh mũi và miệng.
Một cách xác định huyệt Nghinh Hương đơn giản hơn mà bạn có thể làm, đó là dùng ngón cái và ngón trỏ kẹp hai cánh mũi. Phần nào của ngón tay tiếp xúc với điểm lõm ở hai bên cánh mũi thì đấy chính là vị trí của huyệt Nghinh Hương.
Với vị trí đặc biệt này, huyệt Nghinh Hương nối với mũi, miệng thông qua các dây thần kinh, các đường kinh mạch và lạc mạch. Vì vậy, huyệt có tác dụng rất lớn trong phòng và điều trị các bệnh như: Ngứa mũi, viêm xoang, ngứa mặt, liệt mặt, giun chui ống mật,...
Ngoài ra, huyệt Nghinh Hương còn được phối hợp linh hoạt với các huyệt đạo khác để chữa trị nhiều căn bệnh mãn tính, khó chữa hơn.
Như đã nói ở trên, huyệt Nghinh Hương có tác dụng thông khiếu, vì vậy, nó được áp dụng rất nhiều vào việc chữa trị các căn bệnh vùng mặt. Cụ thể như:
Phương pháp này rất hữu hiệu với những trường hợp ngạt mũi do cảm lạnh, thay đổi thời tiết. Bạn thực hiện theo các bước sau:
Nếu tình trạng viêm mũi dị ứng chỉ ở mức độ nhẹ, bạn chưa cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, khó thở đi kèm thì nên áp dụng châm cứu huyệt Nghinh Hương như sau:
Viêm xoang là tình trạng thường xuyên chảy nước mũi, ngạt mũi, chảy dịch mũi sau, đau đầu,... Nếu bắt gặp hiện tượng này, bạn có thể áp dụng phương pháp dưới đây:
Giun chui ống mật có những đặc trưng nổi bật như: Đau vùng hạ sườn phải và thượng vị, da trắng nhợt hoặc chuyển vàng, miệng đắng, lưỡi đỏ, buồn nôn,… Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể được chữa trị triệt để nhờ vào phương pháp châm cứu.
Đối với trường hợp này, các bác sĩ sẽ không châm cứu duy nhất huyệt Nghinh Hương mà kết hợp nó với các huyệt đạo khác là: Tứ Bạch, Chi Câu, Túc Tam Lý và Dương Lăng Tuyền. Cần lưu ý rằng, khi châm cứu chữa giun chui ống mật, các mũi kim phải hướng thẳng đến huyệt Tứ Bạch.
Nếu bị liệt mặt, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng bệnh bằng cách kiên trì bấm huyệt Nghinh Hương.
Trên đây là những thông tin hữu ích về huyệt Nghinh Hương, một huyệt đạo quan trọng trên khuôn mặt con người. Nhờ có huyệt đạo này, ta lại có thêm các phương pháp độc đáo để phòng và chữa bệnh.
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.