Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Khái quát về retinol và retinol không nên kết hợp với gì?

Ngày 10/03/2022
Kích thước chữ

Retinol luôn được biết đến là một trong những loại mỹ phẩm chăm sóc da, chống lão hoá vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, những tín đồ làm đẹp cũng nên tìm hiểu thêm về retinol không nên kết hợp với gì để retinol có thể phát huy tối đa tác dụng của chúng. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da là một điều vô cùng cần thiết để sở hữu một làn da đẹp. Chính vì thế, chúng ta nên nghiên cứu về những dòng sản phẩm không nên kết hợp với nhau để tránh tác động xấu đến da. Để tìm hiểu thêm về retinol không nên kết hợp với gì hãy theo dõi bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu nhé.

Retinol là gì?

Khái Quát Về Retinol Và Retinol Không Nên Kết Hợp Với Gì? 1 Retinol là dẫn xuất vitamin A 

Retinol là một loại dẫn xuất của vitamin A thuộc nhóm Retinoids. Trong đó, retinol được xem là dẫn xuất nhẹ nhất và có thể dùng được cho hầu hết các loại da cũng như có thể tìm mua ở bất kỳ cửa hàng thuốc nào.

Các loại dẫn xuất vitamin A được biết đến rộng rãi từ năm 1971 với tác dụng điều trị các vấn đề của da vô cùng hiệu quả.

Retinol sở hữu tất cả những ưu điểm của nhóm Retinoids về vấn đề chăm sóc da, thế nhưng retinol là phái sinh dạng nhẹ nên thường mang lại hiệu quả khá chậm. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu chăm sóc da bằng dẫn xuất vitamin A thì đây có lẽ là lựa chọn an toàn nhất.

Retinol đem đến khá nhiều công dụng cho làn da như: Chống lão hoá da, tái tạo các tế bào, tăng sức đề kháng cho da cũng như hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa mụn tái phát. Ngoài ra, retinol còn loại bỏ những sắc tố gây nám và tàn nhang cho da.

Retinol tác động đến làn da như thế nào?

Khái Quát Về Retinol Và Retinol Không Nên Kết Hợp Với Gì? 2 Retinol làm mới các lớp tế bào trên bề mặt

Retinol với cơ chế làm mới các lớp tế bào trên bề mặt da, tạo điều kiện cho sự phát triển của các tế bào bên dưới. Từ đó gây ức chế sự phân huỷ của collagen cũng như làm dày lớp da bên dưới.

Những ý kiến cho rằng retinol có thể làm làn da trở nên mỏng hơn là hoàn toàn sai. Retinol thường làm da bị bong tróc và ửng đỏ sau vài tuần sử dụng nhưng sẽ làm da dày hơn về sau.

Retinol sẽ cải thiện bằng cách làm da trở nên bằng phẳng và ức chế sự sinh sản của melanin nếu như làn da xuất hiện những nốt nâu khiến da sần sùi. Ngoài ra, retinol còn kích thích chu trình tế bào, giúp sản sinh các tế bào mới nhanh hơn.

Những mẹo nhỏ khi sử dụng retinol

Khái Quát Về Retinol Và Retinol Không Nên Kết Hợp Với Gì? 3 Lưu ý để sử dụng retinol hiệu quả hơn

Để sử dụng retinol một cách hiệu quả hơn thì bạn nên lưu ý một số mẹo nhỏ sau:

  • Sử dụng retinol 2 ngày/ lần và bắt buộc phải sử dụng vào buổi tối nhằm tránh retinol bị giảm tác dụng.
  • Sử dụng retinol với liều lượng vừa đủ ( kích thước bằng với hạt đậu) cho mỗi lần sử dụng bởi vì hàm lượng retinol quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt cho da.
  • Có thể tăng tần suất sử dụng lên 1 lần/ ngày nếu như làn da đã thích ứng với retinol và cũng có thể tăng dần lên vào từng thời điểm.

Retinol không nên kết hợp với gì?

Khái Quát Về Retinol Và Retinol Không Nên Kết Hợp Với Gì? 4 Những loại mỹ phẩm không nên kết hợp với retinol

Không kết hợp với AHA/ BHA

AHA/ BHA là dạng tẩy tế bào chết hoá học được sử dụng rộng rãi, còn phía retinol là chất chống lão hóa da mạnh và thúc đẩy quá trình đào thải da chết cũng như tái tạo làn da.

Vì thế, việc kết hợp giữa AHA/ BHA và retinol sẽ càng gây nên tình trạng bong tróc và khô da trở nên nặng nề hơn. Làn da có thể chịu sự kích ứng và khó chịu.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kết hợp AHA/ BHA và retinol bằng việc sử dụng AHA/ BHA trước và đợi ít nhất 30 phút sau đó sử dụng retinol, hoặc có thể sử dụng cả 2 sản phẩm này một cách xen kẽ nhau vào chu trình dưỡng da buổi tối của bạn.

Không kết hợp retinol với vitamin C

Đặc điểm chung của vitamin C và retinol đó chính là cả 2 đều là hoạt chất sản sinh collagen và làm sáng da. Tuy nhiên, retinol chỉ hoạt động tốt đối với nồng độ pH da ở mức 5.5 - 6, trong khi đó vitamin C hoạt động ở mức thấp hơn với 2.5 - 3.5. Chính vì vậy, nếu như kết hợp sử dụng hai sản phẩm này, thì chúng sẽ mất tác dụng. Tuy nhiên, 2 sản phẩm này vẫn có thể kết hợp với nhau nếu biết cách sử dụng với liều lượng thích hợp. Nếu bạn vẫn muốn kết hợp chúng với nhau thì nên sử dụng vitamin C trước và sử dụng tiếp retinol sau ít nhất 30 phút. Khuyến khích nên dùng kết hợp với kem chống nắng giúp làn da tránh bị bỏng nắng.

Không kết hợp với Benzoyl peroxide 

BPO là chất trị mụn như mụn trứng cá, mụn đầu đen,... diệt khuẩn nhưng sẽ làm da bong tróc, khô da và là sản phẩm khuyến khích chỉ dùng trên những nốt mụn còn retinol thì sử dụng toàn mặt.

Do vậy, việc kết hợp giữa BPO và retinol sẽ làm cho da khô hơn và kích ứng hơn. Nếu muốn sử dụng chung với nhau thì nên thoa benzoyl trên những nốt mụn trước và sử dụng retinol sau 30 phút.

Không kết hợp retinol với Salicylic Acid

Giống như BPO, salicylic Acid (SA) được sử dụng trên các nốt mụn. Tuy nhiên, SA phải được sử dụng trên diện tích rộng nếu vùng da nhiều mụn. Vì vậy, tốt nhất nên ngưng các sản phẩm có chứa retinol cho đến khi da được cải thiện. Lúc này nên ngưng sử dụng SA và quay lại sử dụng retinol.

Nhà thuốc Long Châu đã cung cấp những thông tin về retinol và retinol không nên kết hợp với gì. Nếu bạn muốn sở hữu làn da đẹp thì hãy theo dõi bài viết để biết về những sự kết hợp nhằm giúp retinol phát huy hết tác dụng của chúng. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ hữu ích với bạn.

Minh Thuý

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Lão hoáRetinol