Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Khi nào cần thực hiện sinh thiết tuyến giáp?

Ngày 24/12/2022
Kích thước chữ

Hiện nay, theo thống kê của các cơ quan y tế, số lượng người mắc các bệnh lý về tuyến giáp đang ngày một gia tăng. Việc phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cũng như khả năng điều trị khỏi các bệnh tuyến giáp. Vậy khi nào chúng ta cần thực hiện sinh thiết tuyến giáp?

Việc phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý về tuyến giáp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cũng như khả năng điều trị. Một trong số các phương pháp giúp phát hiện sớm các bệnh lý tuyến giáp đang được áp dụng rất phổ biến hiện nay đó chính là sinh thiết tuyến giáp. Vậy khi nào chúng ta cần thực hiện sinh thiết tuyến giáp? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật sinh thiết tuyến giáp thông qua bài viết dưới đây.

Sinh thiết tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết trong cơ thể. Tuyến giáp có hình dạng giống như một con bướm, bao gồm hai thùy ở hai bên. Tuyến giáp nằm trọn vẹn ở vùng cổ trước của con người. Cơ quan này chịu trách nhiệm sản sinh ra các nội tiết tố tuyến giáp, điều khiển các hoạt động sống cơ bản của con người như nhịp tim hay sự phát triển xương…

Sinh thiết tuyến giáp thực chất là một kỹ thuật lấy mô tại vùng tuyến giáp, sau đó thực hiện kiểm tra dưới kính hiển vi.

Khi nào cần thực hiện sinh thiết tuyến giáp? 1 Các bệnh lý về tuyến giáp đang ngày một gia tăng 

Mục đích của sinh thiết tuyến giáp

Một trong số những bệnh lý phổ biến và nguy hiểm nhất ở vùng tuyến giáp mà con người có thể gặp phải đó chính là ung thư tuyến giáp. Đa phần các bệnh nhân ung thư tuyến giáp nếu được phát hiện sớm đều có thể điều trị triệt để và khỏi hoàn toàn. Để phát hiện ung thư tuyến giáp sớm cũng như xác định được tình trạng bệnh, kỹ thuật sinh thiết tuyến giáp được các bác sĩ sử dụng hết sức phổ biến.

Sinh thiết tuyến giáp sẽ giúp chúng ta phân biệt được các bệnh lý khác nhau liên quan đến tuyến giáp cũng như xác định tình trạng bệnh. Đặc biệt sinh thiết tuyến giáp được xem là một trong những phương pháp “vàng” để chẩn đoán ung thư tuyến giáp.

Ai cần sinh thiết tuyến giáp?

Sinh thiết tuyến giáp là một xét nghiệm rất đặc thù, chuyên sử dụng để phát hiện các bệnh lý ở tuyến giáp. Tuy nhiên không phải trường hợp nào người mắc bệnh về tuyến giáp cũng cần phải thực hiện sinh thiết tuyến giáp. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân để chỉ định họ có cần phải sinh thiết tuyến giáp hay không. Dưới đây là một số trường hợp thường được các bác sĩ và các chuyên gia y tế chỉ định sinh thiết tuyến giáp:

  • Người bệnh có các khối u tuyến giáp có chỉ số dự báo về khả năng u ác tính hình thành ung thư tuyến giáp trên siêu âm tuyến giáp cao (TIRADS 4 hoặc 5 và đôi khi là TIRADS).
  • Người bệnh khám lâm sàng có các chỉ số FT3, FT4, TSH… việc chẩn đoán qua hình ảnh (siêu âm tuyến giáp…) vẫn chưa thể xác định chính xác ung thư tuyến giáp.
Khi nào cần thực hiện sinh thiết tuyến giáp? 2 Sinh thiết tuyến giáp giúp phát hiện bệnh lý từ sớm

Các loại sinh thiết tuyến giáp hiện nay

Sinh thiết tuyến giáp là một kỹ thuật khá phổ biến và thường được áp dụng hiện nay. Trên thực tế cũng có rất nhiều các kỹ thuật sinh thiết tuyến giáp khác nhau. Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ thực hiện biện pháp sinh thiết phù hợp. Dưới đây là một số kỹ thuật sinh thiết tuyến giáp thường được áp dụng tại các bệnh viện và các cơ sở ý tế:

Chọc hút tuyến giáp bằng kim nhỏ

Chọc hút tuyến giáp bằng kim nhỏ là phương pháp sinh thiết tuyến giáp phổ biến nhất và thường được các bác sĩ áp dụng hiện nay. Kỹ thuật sinh thiết này có thể được thực hiện dưới hướng dẫn của thao tác siêu âm.

Khi này các bác sĩ sẽ sử dụng một chiếc kim nhỏ để lấy mẫu xét nghiệm. Các mẫu mô xét nghiệm này có thể được lấy tại nhiều vị trí khác nhau ở tuyến giáp hoặc có thể lấy tại hạch bạch huyết. Quá trình chọc hút tuyến giáp bằng kim nhỏ này sẽ diễn ra trong vòng từ 30 tới 40 phút và bệnh nhân hoàn toàn không cần gây mê trong quá trình thực hiện thủ thuật. Bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi bị chích nhẹ trong khi thực hiện. Sau khi hoàn thành, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi một lát là có thể ra về và hoàn toàn không để lại sẹo hay các di chứng nguy hiểm.

Khi nào cần thực hiện sinh thiết tuyến giáp? 3 Có nhiều phương pháp sinh thiết tuyến giáp khác nhau

Sinh thiết lõi kim

Sinh thiết lõi kim về cơ bản khá giống với phương pháp chọc hút tuyến giáp bằng kim nhỏ. Tuy nhiên kim sử dụng cho phương pháp sinh thiết lõi kim này sẽ có kích thước lớn hơn. Phương pháp này được áp dụng khi kết quả sinh thiết của việc chọc hút tuyến giáp bằng kim nhỏ không rõ ràng.

Sinh thiết qua phẫu thuật

Sinh thiết qua phẫu thuật là kỹ thuật sinh thiết tuyến giáp thường áp dụng trong các trường hợp sinh thiết lõi kim hoặc sinh thiết tuyến giáp bằng kim nhỏ không thể đáp ứng yêu cầu. Khi này bệnh nhân sẽ bị gây mê trong quá trình sinh thiết và cần nhiều thời gian hơn để hồi phục.

Để xác định chính xác nhất các tình trạng bệnh lý liên quan đến tuyến giáp cần phải áp dụng kỹ thuật sinh thiết tuyến giáp. Hy vọng thông qua bài viết này của chúng tôi các bạn đã hiểu hơn về kỹ thuật sinh thiết tuyến giáp cũng như biết được khi nào chúng ta cần thực hiện kỹ thuật này.

Thu Hòa

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin