Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Khi nào thực hiện đặt nội khí quản?

Ngày 23/10/2022
Kích thước chữ

Đặt nội khí quản là một phương pháp kiểm soát đường thở cho bệnh nhân. Vậy với trường hợp nào thì thực hiện đặt nội khí quản? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Khi gây mê hay phẫu thuật thì đặt ống nội khí quản là phương pháp không thể thiếu. Có thể nói, thủ thuật đặt nội khí quản vẫn là một trong những phương pháp giúp khai thông và bảo vệ đường hô hấp hoặc thông khí nhân tạo cho bệnh nhân hiệu quả.

Đặt nội khí quản là gì?

Đặt nội khí quản là một thủ thuật trong y khoa, phương pháp này sẽ đưa một đường ống thông qua mũi hoặc miệng, thông qua cả thanh quản, để một đầu của ống thông có thể nằm trong khí quản của bệnh nhân. Mục đích của thủ thuật này đó là phải đảm bảo việc thông khí và kiểm soát đường thở cho người bệnh.

Khi người bệnh tự thở nhưng không hiệu quả, cần được giúp thở hoặc trong gây mê nội khí quản. Đặt nội khí quản đòi hỏi phải được thực hiện nhanh, chính xác để giữ an toàn cho người bệnh. Do đó đòi hỏi người thực hiện thủ thuật này phải là y bác sĩ được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm dày dặn, đặc biệt là trong trường hợp cấp cứu hoặc đường thở khó, vì nếu xảy ra sai sót có thể gây ra nhiều tai biến nghiêm trọng.

Khi nào thực hiện đặt nội khí quản?1

Đặt nội khí quản là thủ thuật xâm lấn nên cần sự đồng ý của bệnh nhân

Có thể xem kỹ thuật đặt nội khí quản là phương pháp tốt nhất để kiểm soát đường thở hiện nay. Tuy nhiên, khi đặt hay rút ống nội khí quản mà không đúng kỹ thuật có thể gây ra những tai biến nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Do đó, cần có kỹ thuật chuẩn xác, chuyên môn cao và theo dõi chặt chẽ quá trình thực hiện thủ thuật. Ngoài ra, đây cũng có thể được xem là một phương pháp xâm lấn nên khi thực hiện cần phải được người bệnh hoặc gia đình bệnh nhân đồng ý. Ngoài ra, bác sĩ cần giải thích ưu và nhược điểm của thủ thuật này cho người bệnh và thân nhân, sau đó người bệnh hoặc gia đình ký cam kết đồng ý thực hiện thủ thuật thì bác sĩ mới tiến hành đặt nội khí quản.

Trường hợp nào được chỉ định đặt nội khí quản?

Lợi ích đặt nội khí quản

  • Thở máy, kiểm soát và duy trì đường thở.
  • Cung cấp Oxy nồng độ cao.
  • Hút đàm nhớt, chất tiết và ngăn ngừa hít sặc các chất tiết từ dạ dày, họng, miệng hay đường hô hấp trên khi người bệnh bị giảm hay mất ý thức.
  • Khi chưa có đường truyền có thể hỗ trợ dùng các thuốc cấp cứu.

Trường hợp chỉ định đặt nội khí quản

Thông thường, các trường hợp cấp cứu sẽ được chỉ định lắp đặt nội khí quản:

  • Bệnh nhân bị tắc nghẽn đường thở cấp tính do bị chấn thương, dị vật, bị bỏng đường hô hấp trên, co thắt thanh quản...
  • Mất các phản xạ bảo vệ đường thở bởi rối loạn tri giác do chấn thương, dùng thuốc quá liều, tai biến mạch máu não...
  • Suy hô hấp làm tăng CO2 và giảm oxy trong máu.
  • Hôn mê, tim ngừng đập, ngưng thở.
  • Gãy xương hàm 2 bên.
  • Bệnh nhân bị u hay chấn thương gây chảy máu vào khoang miệng. 
  • Trong trường hợp cần thực hiện phẫu thuật và gây mê toàn thân.

Khi nào thực hiện đặt nội khí quản?2

Khi phẫu thuật cần gây mê toàn thân thì bác sĩ thường đặt nội khí quản

Sau khi rút nội khí quản cần làm gì?

Sau khi rút nội khí quản, để hạn chế tối đa biến chứng, các bác sĩ hoặc kỹ thuật viên cần xem xét các yếu tố sau:

  • Kiểm tra người bệnh đã đủ điều kiện có thể rút ống hay chưa.
  • Hút sạch đàm nhớt trong ống và trong miệng người bệnh.
  • Cho thở oxy 3-5 phút bằng mũi hoặc mask.
  • Xả bóng, rút ống nhẹ nhàng.
  • Theo dõi dấu sinh hiệu trong và sau rút ống.

Khi nào thực hiện đặt nội khí quản?3

Cho bệnh nhân thở oxy bằng mask

Làm gì để giảm thiểu tai biến khi đặt nội khí quản?

Như đã nói ở trên, thủ thuật đặt nội khí quản là một thủ thuật đòi hỏi người thực hiện phải có tay nghề cao nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp có thể giảm thiểu được một số tai biến không mong muốn khi đặt nội khí quản:

  • Người thực hiện phải có kinh nghiệm và được đào tạo bài bản.
  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cấp cứu đường thở và xử trí đường thở khó.
  • Đảm bảo đủ thiết bị theo dõi dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân.
  • Trang bị cáp đo ETCO2 (nồng độ CO2 cuối thì thở ra).
  • Đặt và rút ống nhẹ nhàng đúng kỹ thuật để tránh gây thương tổn.
  • Giảm phản xạ kích thích khi đặt ống nội khí quản bằng thuốc an thần, thuốc gây mê, gây tê, giảm đau, giãn cơ hoặc đặt ống ở độ mê thích hợp nếu gây mê nội khí quản.
  • Nghiệm pháp Sellick (ấn sụn nhẫn) khi đặt ống nội khí quản cho người bệnh có dạ dày đầy để giảm thiểu tai biến hít sặc, ngăn ngừa hội chứng Mendelson.
  • Đảm bảo vô trùng khi hút đờm, áp lực bóng nội khí quản 20-30cmH2O, kiểm tra áp lực bóng 2 lần/ngày, tránh gây thiếu máu niêm mạc khí quản bằng cách xả bóng cách quãng, tránh gây sẹo hẹp khí quản.
  • Theo dõi sát, phát hiện các dấu hiệu bất thường như nghẽn, tắc ống, tụt ống để xử lý kịp thời.

Đặt nội khí quản là một thủ thuật dễ thực hiện nhưng vô cùng quan trọng, nếu gặp phải bất kỳ sơ xuất nào dù là nhỏ nhất cũng có thể để lại biến chứng nguy hiểm về sau. Do đó, người bệnh nên lựa chọn các bệnh viện hoặc phòng khám uy tín, có chuyên môn cao để tiến hành khám chữa bệnh.

Như Nguyễn

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.