Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bỏng hô hấp ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bỏng hô hấp thường do bệnh nhân tiếp xúc với nhiệt độ cao, khói hoặc hóa chất độc hại dẫn đến tổn thương đường hô hấp. Bỏng hô hấp là một trường hợp cấp cứu, cần cách ly bệnh nhân khỏi nguồn gây bỏng ngay lập tức và có các biện pháp kịp thời nhằm xử lý các triệu chứng cũng như bảo vệ đường hô hấp cho bệnh nhân.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Bỏng hô hấp là gì?

Bỏng hô hấp là tình trạng tổn thương đường hô hấp do nhiệt độ, hít phải khói hoặc các chất kích thích hóa học. 

Bỏng hô hấp không chỉ gây ảnh hưởng đường thở mà còn có thể gây nhiễm độc toàn thân. Vị trí và mức độ nghiêm trọng của thương tích phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Nguyên nhân gây bỏng, kích thước và đường kính của các phần tử khói, thời gian tiếp xúc và độ hòa tan của khí độc.

Dựa trên vị trí của vết thương chính, bỏng hô hấp được phân loại thành:

  • Tổn thương đường hô hấp trên: Đây là tổn thương thường gặp nhất, nguyên nhân thường do bỏng và hít phải. Bỏng vùng mặt và cổ có thể gây biến dạng các bộ phận ở đây hoặc chèn ép phía bên ngoài đường hô hấp trên. Ngoài ra, chấn thương này còn gây viêm cấp tính, ban đỏ, loét, phù nề, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Hơn nữa, việc tăng sản xuất dịch tiết có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp ở xa hơn, gây xẹp phổi và suy giảm khả năng hô hấp.

  • Tổn thương hệ thống khí quản: Do hít phải khí độc, hóa chất trong khói, chất lỏng (acid…), bỏng đường hô hấp trực tiếp gây ra. Các triệu chứng lâm sàng bao gồm ho dai dẳng và thở khò khè, dịch tiết đường thở có bồ hóng, nhịp thở tăng, giảm thông khí, ban đỏ, tăng ure huyết, xẹp phổi.

  • Tổn thương nhu mô phổi: Tổn thương này được đặc trưng bởi tình trạng xẹp phổi và xẹp phế nang.

Hai loại khí có liên quan nhất liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bỏng hô hấp là carbon monoxide (CO) và hydrogen cyanide (HCN):

  • Carbon monoxide: Đây là một trong những nguyên nhân tử vong tức thì thường gặp nhất sau chấn thương do hít phải, gây suy giảm quá trình giải phóng oxy tại các mô và sử dụng oxy trong ty thể, dẫn đến tình trạng thiếu oxy mô.

  • Hydrogen cyanide: Đây là chất khả năng cao được tìm thấy ở bệnh nhân bị chấn thương do hít phải ở đám cháy. Các triệu chứng có thể gặp như suy giảm ý thức, ngừng tim hoặc mất bù tim.

Mức độ tổn thương đường hô hấp sau nội soi phế quản:

  • Mức 0 (không bị thương): Không có cặn carbon, ban đỏ, phù nề, đa tiết phế quản, tắc nghẽn phế quản.

  • Mức 1 (chấn thương nhẹ): Các vùng ban đỏ nhỏ hoặc loang lổ, cặn carbon ở gần hoặc xa phế quản.

  • Mức 2 (chấn thương vừa): Ban đỏ ở mức độ trung bình kèm cặn cacbon, đa tiết phế quản, tắc nghẽn phế quản.

  • Mức 3 (chấn thương nặng): Viêm nặng kèm theo nhiều vụn và cặn carbon, đa tiết phế quản, tắc nghẽn phế quản.

  • Mức 4 (chấn thương diện rộng): Bong tróc niêm mạc, hoại tử, tắc nghẽn nội mạc.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bỏng hô hấp

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng do bỏng hô hấp tùy thuộc tình trạng chấn thương và thời gian hít phải chất độc:

  • Tổn thương ngay lập tức đường hô hấp trên dẫn đến ban đỏ, loét và phù nề;

  • Bỏng ở vùng mặt;

  • Có bồ hóng ở vùng mũi, hầu họng;

  • Cay mắt, nhìn mờ;

  • Khó thở, thở nhanh, khò khè, ran rít, ran nổ, sổ mũi;

  • Ho có đờm, nước bọt có màu đen hoặc xám;

  • Chóng mặt;

  • Buồn nôn, nôn;

  • Ngứa cổ họng;

  • Đau, tức ngực;

  • Giãn phế quản;

  • Bất tỉnh.

Tác động của bỏng hô hấp đối với sức khỏe 

Bỏng hô hấp gây độc đến toàn thân qua việc hít phải khí nóng và các khí độc (carbon monoxide và hydrogen cyanide). Bỏng hô hấp gây nên các triệu chứng chủ yếu là trên đường hô hấp. Nếu bệnh nhân có vấn đề về tim hoặc phổi mạn tính, chấn thương do hít phải có thể làm cho các bệnh này trầm trọng hơn.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bỏng hô hấp

Tùy theo thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bỏng hô hấp mà bệnh nhân có bị biến chứng sau đó hay không. Các biến chứng có thể gặp là: Suy giảm chức năng phổi, giảm khả năng khuếch tán, hẹp khí quản, giãn phế quản, viêm phổi, bệnh phổi mô kẽ, xơ phổi, hội chứng rối loạn chức năng đường hô hấp phản ứng (RADS) và viêm tiểu phế quản tắc nghẽn. Khả năng bị các biến chứng này là cao hơn ở trẻ em và người cao tuổi.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến bỏng hô hấp

Do tiếp xúc với nhiệt độ cao, bị bỏng vùng mặt.

Do hít phải khói, khí độc và hóa chất.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ bị bỏng hô hấp?

  • Người vừa thoát khỏi trận hỏa hoạn.
  • Người bị bỏng, đặc biệt là vùng mặt.
  • Người hít phải khói độc.
  • Người hít phải hóa chất độc hại.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bỏng hô hấp

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bỏng hô hấp, bao gồm:

  • Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị bỏng hô hấp, tuy nhiên khả năng tử vong và để lại biến chứng sau đó thường xảy ra nhiều hơn ở trẻ em và người già trên 65 tuổi.

  • Nhà ở hoặc nơi làm việc không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy.

  • Hậu quả của biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ cháy rừng.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bỏng hô hấp

  • Kiểm tra đường hô hấp: Nội soi mũi họng, nội soi thanh quản trực tiếp, nội soi phế quản.
  • Đo nồng độ bão hòa oxy chính xác (CO – oximetry): Độ bão hòa oxyhemoglobin, nồng độ carboxyhemoglobin, cyanide và methemoglobin.
  • Khí máu động mạch.
  • Xét nghiệm công thức máu toàn phần, nồng độ chất điện giải, ure máu, nồng độ creatinin và lactate.
  • Sàng lọc độc chất.
  • Siêu âm khí quản để xem xét mức độ phù nề đường thở và diễn biến của nó.
  • Chụp X quang ngực.
  • Chụp CT ngực.

Phương pháp điều trị bỏng hô hấp hiệu quả

Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. 

Xử trí ban đầu các chấn thương hoặc bỏng. Đưa bệnh nhân đến nơi có không khí trong lành hơn và để bệnh nhân ngồi hoặc nằm nghiêng. Hồi sức tim phổi (CPR) nếu bệnh nhân không thở được. 

Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, hỏi xem bệnh nhân có đang mắc các bệnh phổi mạn tính (hen suyễn, COPD…) không, nếu có thì có mang theo các thuốc hít/xịt phế quản không.

Đánh giá đường hô hấp, nhịp thở và tuần hoàn của bệnh nhân.

Bảo vệ đường thở: Đặt nội khí quản hoặc mở thông khí quản ở các bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp, giảm oxy máu, giảm thông khí, bỏng sâu ở mặt hoặc cổ, phồng rộp hoặc phù nề vùng hầu họng…

Sau khi ổn định ban đầu, điều trị chấn thương hít chủ yếu là hỗ trợ. Trong giai đoạn đầu (dưới 36 giờ), tập trung điều trị nhiễm độc toàn thân (carbon monoxide, hydrogen cyanide) và theo dõi phát hiện sớm phù nề đường thở, co thắt phế quản cũng như các biến chứng khác.

Điều trị hỗ trợ theo triệu chứng:

  • Sử dụng thuốc giãn phế quản (albuterol, levalbuterol) điều trị thở khò khè hoặc co thắt phế quản.

  • Dùng racemic epinephrine 4 giờ/lần để điều trị co giật hoặc co thắt.

  • Làm thông đường thở: Thuốc xịt tiêu chất nhầy (N – acetylcysteine) dùng xen kẽ với heparin dạng khí dung; hút dịch khí quản; vật lý trị liệu lồng ngực và dẫn lưu tư thế.

  • Sử dụng máy thở khi thể tích khí lưu thông giảm, bệnh nhân có hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), bệnh nhân bỏng có chấn thương do hít phải…

  • Thủ thuật mở thông khí quản.

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bỏng hô hấp

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. 

Chế độ dinh dưỡng:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.

  • Uống nhiều nước.

  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, đồ cay nóng.

Phương pháp phòng ngừa bỏng hô hấp hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Thực hành tốt an toàn phòng cháy chữa cháy.

  • Hạn chế ra ngoài trời nếu gần nơi bạn ở có khói từ đám cháy. Hãy đóng kín các cửa và sử dụng máy lọc không khí.

  • Nếu làm việc trong môi trường nhiều hóa chất và khí, hãy dùng thiết bị bảo hộ và xử lý các hóa chất đó theo quy trình trước khi thải ra môi trường bên ngoài.

  • Không hút thuốc khi vết thương chưa lành.

Nguồn tham khảo
  1. https://www.uptodate.com/
  2. https://medlineplus.gov/
  3. https://www.webmd.com/
  4. https://journals.lww.com/

Các bệnh liên quan