Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Khớp cắn ngược: Biến chứng và phương án điều trị

Ngày 18/06/2023
Kích thước chữ

Khớp cắn ngược còn được gọi là tình trạng răng móm, một trong những trường hợp sai lệch khớp cắn khá nghiêm trọng và cần điều trị sớm để hạn chế biến chứng lâu dài. Vậy cần làm gì khi bị khớp cắn ngược? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.

Tình trạng khớp cắn ngược khiến bạn lo lắng không biết nên làm gì? Vậy hãy tham khảo ngay những phương án điều trị khớp cắn ngược mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ trong bài viết sau.

Thế nào là khớp cắn ngược?

Khớp cắn ngược còn được gọi là tình trạng hàm móm, răng móm, mặt lưỡi cày,... Đây là tình trạng răng hàm dưới bị chìa ra phía ngoài quá nhiều so với tiêu chuẩn và với hàm bên trên. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khớp cắn ngược, điển hình có thể kể đến như bẩm sinh, tác động từ ngoại lực bên ngoài, yếu tố di truyền từ người thân trong gia đình,... 

Khớp cắn ngược: Biến chứng và phương án điều trị 1
Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng khớp cắn ngược

Đa phần các trường hợp bị khớp cắn ngược là do những thói quen không tốt cho răng miệng được hình thành từ khi còn nhỏ như mút ngón tay, dùng lưỡi đẩy răng ra ngoài khi răng đang mọc, ti giả quá thường xuyên, răng cửa hàm dưới mọc trước răng cửa hàm trên nên bị lưỡi đẩy ra phía ngoài làm hàm bị móm,... Theo các nha sĩ, tình trạng khớp cắn ngược do răng và khớp cắn ngược là do xương của khớp cắn bị biến dạng, cụ thể là:

  • Khớp cắn ngược do răng: Răng cửa hàm trên mọc sau răng cửa hàm dưới, trong khi trẻ sơ sinh thường có thói quen dùng lưỡi đẩy răng ra ngoài, điều này là một trong những nguyên nhân gây nên khớp cắn ngược và trượt hàm sang bên theo xu hướng không thuận lợi. Khi khớp cắn ngược do răng gây nên bạn sẽ nhận thất nhóm răng cửa hàm dưới bị chìa ra ngoài nhiều hơn so với răng cửa hàm trên, bao lấy răng cửa hàm trên. Tình trạng này nếu không được phát hiện và xử lí, điều trị từ sớm sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến hình dáng xương hàm, gây mặt lõm, còn gọi là mặt gãy, mặt lưỡi cày.
  • Khớp cắn ngược do xương: Hiện tượng khớp cắn ngược do xương hình thành là tình trạng xương hàm trên phát triển kém hoặc xương hàm dưới phát triển quá nhanh khiến 2 hàm bị chênh lệch nhiều, dẫn đến hàm bị móm. Bên cạnh đó, khớp cắn ngược còn có thể do dị tật khe hở vòm miệng gây nên. Điều này khiến cho xương hàm trên bị thiếu hụt kích thước so với tiêu chuẩn và luôn bị thụt vào so với hàm dưới.

Khớp cắn ngược có để lại biến chứng không?

Một trong những vấn đề được quan tâm nhất khi nói đến khớp cắn ngược là khi bị khớp cắn ngược có bắt buộc phải điều trị không, khớp cắn ngược có để lại biến chứng gì đối với sức khỏe răng miệng không. Các chuyên gia cho biết, tình trạng khớp cắn ngược có thể gây nên nhiều biến chứng khá nghiêm trọng cả về mặt thẩm mỹ và hoạt động cắn, nhai của răng, cụ thể như:

Khớp cắn ngược gây mất thẩm mỹ

Biến chứng lớn nhất của khớp cắn ngược phải kể đến là mức độ ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt, sự tự tin của người bị. Khớp cắn ngược với phần hàm dưới chìa ra ngoài nhiều hơn so với hàm trên khiến người bị khá tự ti, lảng tránh giao tiếp hàng ngày, mặc cảm khi đối mặt với người khác,... Ngoài ra, theo khảo sát cũng cho thấy, người bị khớp cắn ngược có khuôn mặt đứng tuổi hơn so với bình thường. 

Khớp cắn ngược: Biến chứng và phương án điều trị 2
Khớp cắn ngược gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng

Khả năng ăn nhai bị ảnh hưởng

Người sở hữu khớp cắn ngược gặp khá nhiều trục trặc trong việc ăn uống giống người bình thường. Phần xương hàm dưới và xương hàm của hàm trên bị lệch dù ít hay nhiều đều khiến hoạt động cắn, nhai thức ăn gặp nhiều cản trở. Người bị cần nhai từ từ, chậm rãi để tránh tình trạng răng cắn phải môi, lưỡi dẫn đến chảy máu hoặc hóc, nghẹn thức ăn rất nguy hiểm, lâu dần ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây bệnh về tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, đầy bụng khó tiêu,... 

Cản trở sinh hoạt hàng ngày

Khớp cắn ngược có biến chứng gì? Khi bị khớp cắn ngược bạn có thể gặp biến chứng đối với cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là việc chăm sóc răng miệng. Người có khớp cắn ngược thường gặp khá nhiều khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, khiến thức ăn còn sót lại trong kẽ răng, lâu ngày hình thành vi khuẩn làm sâu răng, sâu kẽ răng,...

Khớp cắn ngược điều trị như thế nào?

Các nha sĩ cho biết, khi bị khớp cắn ngược, phương án điều trị với mỗi trường hợp là khác nhau. Điều này xuất phát bởi tình trạng khớp cắn ngược của mỗi người khác nhau, đáp ứng với phương pháp chữa trị khác nhau. Một số cách chữa móm, khớp cắn ngược có thể kể đến như:

Phẫu thuật

Thực hiện phẫu thuật chỉnh hình răng miệng là một trong những cách điều trị khớp cắn ngược hiệu quả, áp dụng được trong hầu hết các trường hợp khớp cắn ngược, nhất là khớp cắn ngược do xương. Việc phẫu thuật sẽ giúp chỉnh sửa lại phần xương hàm hàm dưới, đưa hàm trên ra ngoài và cân đối giữa 2 hàm để khuôn mặt trông hài hòa hơn, khớp cắn cân đối hơn, từ đó cải thiện đường nét khuôn mặt và cả chức năng cắn nhai hàng ngày.

Bọc răng sứ

Một trong những phương pháp điều trị khớp cắn ngược khá phổ biến nữa mà bạn nên biết, đó là bọc răng sứ. Cách bọc răng sứ không phù hợp với tất cả các trường hợp khớp cắn ngược nhưng lại là phương án ổn định, có hiệu quả cao với những trường hợp cụ thể. Ưu điểm khi điều trị khớp cắn ngược bằng bọc răng sứ gồm:

  • Thời gian phục hồi nhanh, hiệu quả nhanh chóng.
  • Cải thiện màu sắc và tình trạng răng nhanh chóng, tránh tình trạng răng ố vàng, xỉn màu, mảng bám đen trên răng.
  • Độ thẩm mỹ cực cao.
  • Độ bền lâu dài, răng sáng đẹp tự nhiên trong thời gian dài. 
Khớp cắn ngược: Biến chứng và phương án điều trị 3
Bọc răng sứ là phương án điều trị tình trạng khớp cắn ngược nhẹ

Niềng răng

Phương pháp niềng răng để điều trị khớp cắn ngược hiện nay cũng được rất nhiều người lựa chọn. Những người bị khớp cắn ngược nhẹ đến nặng đều có thể áp dụng cách này để cải thiện. Hiệu quả khi niềng răng được đánh giá là cao nhất trong những phương án nêu trên nhưng nhược điểm lớn của phương pháp này là tốn nhiều thời gian, chi phí khi thực hiện. Niềng răng cũng rất phù hợp với những trường hợp có nhiều răng mọc lệch, khớp cắn lệch nhiều,... độ bền của cách điều trị này cũng tương đối cao.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng khớp cắn ngược cũng như những biến chứng, cách điều trị tình trạng này. Nếu phát hiện bản thân hoặc người thân bị khớp cắn ngược bạn cần đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và lắng nghe tư vấn chữa trị từ nha sĩ. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin