Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Cơ - Xương - Khớp/
  4. Tiêu xương hàm​

Tiêu xương hàm: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị

Mỹ Tiên

24/01/2025

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin

Tiêu xương hàm là quá trình suy giảm dần mật độ và thể tích xương hàm theo thời gian. Hiện tượng này xảy ra khi sự cân bằng giữa quá trình hủy xương và tái tạo xương bị rối loạn, dẫn đến mất khối lượng xương. Trong nha khoa, tiêu xương hàm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung tiêu xương hàm​

Duy trì hàm răng khỏe mạnh là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tổng thể lâu dài. Răng tự nhiên có vai trò kích thích sự phát triển của xương hàm và duy trì mật độ xương hàm thông qua hoạt động nhai và cắn. Khi bị mất răng, xương hàm không còn nhận được sự kích thích này, dẫn đến quá trình tiêu xương, hay còn gọi là tiêu xương hàm.

Ngoài ra, bệnh nướu răng nặng cũng có thể làm hỏng xương hàm, gây mất xương và dẫn đến rụng răng. Khi một chiếc răng mất đi, nguy cơ mất thêm răng và tiêu xương sẽ càng cao.

Triệu chứng tiêu xương hàm​

Những dấu hiệu và triệu chứng của tiêu xương hàm

Các triệu chứng thường gặp của tiêu xương hàm bao gồm:

  • Thay đổi khớp cắn và cấu trúc khuôn mặt;
  • Khó khăn khi nhai;
  • Xuất hiện nếp nhăn quanh miệng;
  • Răng bị xô lệch hoặc lung lay;
  • Môi có xu hướng hóp vào trong;
  • Đau đầu, đau hàm và khó chịu khi nhai;
  • Khó phát âm rõ ràng;
  • Hàm giả không còn vừa vặn như trước;
Tiêu xương hàm: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị 1
Thay đổi khớp cắn là triệu chứng thường gặp của tiêu xương hàm

Biến chứng của tiêu xương hàm

Biến chứng của tiêu xương hàm bao gồm:

  • Mất răng: Khi xương hàm tiêu biến quá nhiều, nó không thể giữ vững chân răng, dẫn đến tình trạng răng lung lay và mất răng.
  • Biến dạng khuôn mặt: Mất xương hàm có thể khiến khuôn mặt trông già hơn do phần dưới bị thu nhỏ, cằm nhọn hơn và xuất hiện nhiều nếp nhăn quanh miệng.
  • Khó khăn trong việc phục hình răng: Khi xương tiêu đi quá nhiều, việc cấy ghép răng hoặc làm cầu răng có thể gặp khó khăn nếu không ghép xương trước.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp ngay phòng khám nha khoa nếu bạn có bất kỳ triệu chứng khó chịu nào ở răng và nướu để được kiểm tra và xử trí kịp thời.

Nguyên nhân tiêu xương hàm​

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tiêu xương hàm bao gồm:

  • Mất răng: Khi răng bị mất do nhổ, bệnh nướu hoặc chấn thương, sự kích thích lên xương hàm cũng mất đi, dẫn đến tiêu xương hàm. Bình thường, hoạt động nhai và cắn giúp duy trì mật độ xương, nhưng khi không còn tác động này, xương sẽ dần tiêu biến.
  • Bệnh nha chu: Viêm nha chu nặng có thể phá hủy các mô nâng đỡ răng, bao gồm cả xương hàm, làm tăng nguy cơ tiêu xương hàm.
  • Loãng xương: Đây là một bệnh lý làm suy giảm mật độ xương toàn thân, bao gồm cả xương hàm.
  • Hàm giả: Việc đeo hàm giả, đặc biệt là hàm giả không vừa vặn, có thể tạo áp lực lên xương hàm, đẩy nhanh quá trình tiêu xương hàm.
Tiêu xương hàm: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị 2
Mất răng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tiêu xương hàm
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh tiêu xương hàm​

Biến chứng tiêu xương hàm là gì?

Biến chứng của tiêu xương hàm bao gồm:

  • Mất răng;
  • Biến dạng khuôn mặt;
  • Khó khăn trong việc phục hình răng.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu xương hàm là gì?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiêu xương hàm là gì?

Chế độ dinh dưỡng như thế nào để hạn chế diễn tiến và phòng ngừa tiêu xương hàm?

Tiêu xương hàm có thể phòng ngừa được không?