Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thông thường nhóm máu của chúng ta đều có sự di truyền từ cha mẹ mình. Khi mình biết rõ mình thuộc nhóm máu nào cũng là một lợi thế khi cần truyền máu hoặc điều trị bệnh. Ngày càng có nhiều người muốn biết được mình mang nhóm máu nào. Vậy cách nhận biết nhóm như thế nào? Cách duy nhất để nhận biết nhóm máu là xét nghiệm tại các bệnh viện, cơ sở y tế.
Có rất nhiều người khi được hỏi về nhóm máu của mình thì hầu như họ không biết. Việc nhận biết nhóm máu của mình cũng rất cần thiết trong nhiều trường hợp. Vậy làm sao để biết mình nhóm máu gì? Để hiểu rõ hơn về những xét nghiệm phân biệt nhóm máu, hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
Biết được nhóm máu của mình sẽ giúp ích trong việc truyền máu chữa bệnh và giúp bạn thỏa trí tò mò về nhóm máu. Tuy nhiên, việc truyền máu đòi hỏi nhiều yếu tố khắt khe hơn cần phải biết chính xác mình thuộc nhóm máu nào. Đồng thời nhóm máu người cho có phù hợp với nhóm máu của mình không. Chỉ khi xác định được nhóm máu bằng xét nghiệm mới có thể hiến máu và nhận máu. Khi truyền máu vào cơ thể nếu nhóm máu khác với nhóm máu người được nhận sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu nhẹ là có thể bị sốt, rét run người, nổi mẩn đỏ… nguy hiểm nhất có thể dẫn tới tử vong.
Vì vậy, việc nhận biết nhóm máu của mình rất quan trọng. Khi biết nhóm máu sẽ hỗ trợ rất lớn trong những lúc nguy cấp cần phải truyền máu và nhận máu. Hoặc là cơ sở để xác định huyết thống gia đình. Còn phụ nữ mang thai khi xét nghiệm máu giúp xác định nhóm máu giữa mẹ và thai nhi có sự khác biệt hay không. Từ việc xét nghiệm này có thể hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra khi có sự bất đồng nhóm máu giữa mẹ và trẻ.
Cho đến thời điểm hiện tại thì cách nhận biết nhóm máu chính xác nhất là làm xét nghiệm. Khi tiến hành xét nghiệm sẽ cho kết quả về nhóm máu nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi bạn hiểu được trong máu có những thành phần gì và mình mang nhóm máu gì đó là một lợi thế. Bởi vì việc truyền máu cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy tắc truyền máu để đảm bảo an toàn cho người nhận.
Máu người được cấu tạo từ các tế bào máu và huyết tương. Những tế bào máu này được chia thành 3 loại tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Tế bào hồng cầu là những tế bào làm cho máu có màu đỏ. Mỗi một giọt máu trong đó có khoảng năm triệu hồng cầu. Để thay thế các tế bào cũ bị phá vỡ thì phải cần một lượng hồng cầu liên tục được tạo mới. Số hồng cầu mới này được phóng thích từ tủy xương vào máu mỗi ngày. Hồng cầu có chứa huyết sắc tố có khả năng thu hút, kết hợp với oxy, làm cho hồng cầu vận chuyển oxy từ phổi đi đến các bộ phận trên của cơ thể của con người.
Tế bào bạch cầu có nhiều loại khác nhau như các tế bào lympho, bạch cầu trung tính (đa nhân), bạch cầu đơn nhân, bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm. Những tế bào bạch cầu là một phần của hệ thống miễn dịch. Những tế bào bạch cầu có tác dụng chủ yếu là tham gia chống lại nhiễm trùng.
Tiểu cầu thì rất nhỏ nhưng lại có chức năng làm đông máu khi bị thương..
Cách nhận biết nhóm máu là tiến hành xét nghiệm. Bởi vì máu là một trong những đặc điểm sinh học riêng của cơ thể con người. Cần lấy máu của người muốn xét nghiệm để tìm xem người đó thuộc nhóm máu nào bằng cách phân tích loại kháng nguyên có trong bề mặt hồng cầu, kháng thể xuất hiện trong huyết thanh ở máu của người đó. Sau khi xét nghiệm sẽ có kết luận người đó thuộc nhóm máu nào. Nhóm máu hiện có 2 hệ cơ bản đó là nhóm máu hệ ABO và nhóm máu hệ Rh.
Quá trình phân tích máu của người muốn xét nghiệm, bề mặt hồng cầu của người đó có kháng nguyên A, thì đồng nghĩa người đó là nhóm máu A. Người đó là nhóm máu B, nếu bề mặt hồng cầu của người đó chứa kháng nguyên B. Nếu người đó mang nhóm máu O thì trên bề mặt hồng cầu đồng thời không xuất hiện kháng nguyên A hoặc B. Còn nếu như trên bề mặt hồng cầu xuất hiện đồng thời cả kháng nguyên A và B thì người đó thuộc nhóm máu AB.
Có thể nói cách nhận biết nhóm máu chính xác nhất là làm xét nghiệm. Việc xét nghiệm nhóm máu là cần thiết trong nhiều trường hợp. Hy vọng với những thông tin này có thể giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về việc xác định nhóm máu.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.