Trẻ thường xuyên mút tay khiến mẹ bực mình, nhưng lại không biết cách làm sao để trị tật mút tay cho bé hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây.
Mút tay được xem như là một “sở thích đời thường” của trẻ
Nguyên nhân vì sao trẻ thích mút tay
Bất cứ đứa trẻ nào khi sinh ra đều có thói quen mút tay, lí giải cho hành động này có thể kể đến một số nguyên nhân sau đây:
- Theo các chuyên gia của Hiệp Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ (American Association of Pediatrics viết tắt AAP) rằng trẻ sơ sinh khi đói sẽ mút tay. Đây là biểu hiện của nhu cầu được bú sữa mẹ. Việc mút tay lúc này giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, cũng như có cảm giác được gần với bầu sữa mẹ.
- Khi trẻ lớn khoảng 1 - 2 tuổi thì phần lớn trẻ sẽ bỏ tật mút tay, nhưng vẫn còn 15% còn lại vẫn tiếp tục ngậm, mút tay cho tới 4 tuổi. Lí do là việc này giúp bé giảm stress, làm dịu bản thân khi mệt mỏi, đói, buồn chán hoặc lúc cần thư giãn.
- Khi ngậm tay, não sẽ tiết ra chất endophin làm cơ thể bé thấy thích thú, thư giãn giống như trẻ đang được ăn món mình thích.
- Mút tay cũng được xem làm diễn biến tự nhiên của trẻ trong 6 tháng đầu. Sau đó, hiện tượng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn dần. Hầu hết ở độ tuổi 3 - 5 tuổi, bé sẽ tự động từ bỏ thói quen này.
Những tác hại của tật mút tay khi trẻ đã lớn
Khi còn nhỏ, hành động mút tay như một phương pháp giúp trẻ giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên, khi trẻ đã lớn nhưng vẫn duy trì hành động này sẽ gây là nhiều vấn đề về sức khỏe của trẻ.
Vì thế, cha mẹ cần chú ý nếu bé đã qua 5 tuổi, nhưng vẫn có thói quen mút tay thì hãy giúp bé luyện tập từ bỏ dần dần nhé.
Sau đây là một số tác hại nếu như bé vẫn duy trì thói quen mút tay ngay khi đã lớn:
- Dễ bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm do tay chứa rất nhiều loại vi khuẩn dẫn đến các bệnh như cúm, thủy đậu, tay chân miệng, bệnh về đường tiêu hóa, bị giun.
- Đôi khi trẻ không thể làm chủ được đưa ngón tay vào sâu trong họng thì sẽ dễ bị nôn, trớ sau khi ăn hoặc bú. Da ngón tay sẽ bị thương do hành động mút mạnh, ngón tay chạm vô răng dễ gây trầy xước, vi khuẩn nhân cơ hội này xâm nhập vào cơ thể. Hơn thế nữa thường xuyên mút tay trong thời gian dài còn làm xương ngón tay bị biến dạng.
- Đối với trẻ đang trong giai đoạn thay răng vĩnh viễn, tật mút tay sẽ gây ra tổn thương ở răng và hàm do bé dùng lưỡi để đẩy. Dẫn đến việc răng bé bị hô, hoặc móm, khó phát âm.
- Xét về tâm lý, trẻ thường xuyên mút tay dù đã lớn cho thấy bé đang thiếu tự tin, xấu hổ, mặc cảm do bạn bè trêu ghẹo khi ở trường.
Do đó, cha mẹ cần hết sức chú ý để giúp trẻ từ bỏ tật mút tay kịp thời, để sự phát triển của bé không bị ảnh hưởng nhé.
Mút tay thường xuyên có thể khiến xương trẻ bị biến dạng
Làm sao để trị tật mút tay cho bé hiệu quả?
Khi còn sơ sinh, bé thường xuyên mút tay để giải tỏa căng thẳng cũng như làm dịu những cơn đau nướu mọc răng. Khi trẻ dần lớn thì thói quen này sẽ dần mất đi, tuy nhiên vẫn còn khoảng 18% trẻ trong độ tuổi từ 2 - 4 tuổi vẫn giữ thói quen mút tay. Lúc này, cha mẹ cần kiên nhẫn để giúp bé từ bỏ bằng những biện pháp sau:
- Hãy giải thích để bé nhận thức được hành động này là xấu, trẻ trong độ tuổi này đã bắt đầu hiểu và nhận thức được thông tin xung quanh.
- Mỗi ngày hãy khuyến khích trẻ bằng cách khen thưởng nếu trong khoảng bao nhiêu ngày đó trẻ không mút tay.
- Cha mẹ có thể áp dụng phương pháp “chất lỏng nhắc nhở”, bôi lên đầu ngón tay bé những bị bé không thích như đắng, chua để nhắc nhở cũng như trẻ sẽ từ từ không còn bỏ tay vào miệng nữa.
- Có thể dùng ti giả hoặc đồ vật an toàn khác để trẻ có thể “cai” tật mút tay. Tuy nhiên không quá làm dụng vì những đồ vật này dễ bị nhiễm vi khuẩn.
Cha mẹ cần kiên nhẫn trong quá trình trị tật mút tay cho bé
Cha mẹ chú ý là không nên tạo áp lực hay mắng phạt trẻ sẽ khiến trẻ bị căng thẳng từ đó tự động cho tay vào miệng nhiều hơn. Nên kiên nhẫn, nhẹ nhàng để uốn nắn trẻ từ từ nhé.
Hoàng Minh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp