Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thục Hiền
Mặc định
Lớn hơn
Lịch tiêm phế cầu 15 chắc hẳn là băn khoăn của nhiều gia đình, đặc biệt là những ai đang chăm sóc trẻ nhỏ hoặc có người thân thuộc nhóm nguy cơ cao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ lịch tiêm, đối tượng cần tiêm và những điều quan trọng không thể bỏ qua để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả gia đình.
Phế cầu khuẩn là tác nhân gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết, đặc biệt nguy hiểm ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Vắc xin phế cầu 15 (Vaxneuvance) ra đời như một bước tiến mới trong việc mở rộng phổ bảo vệ trước các chủng phế cầu phổ biến nhất hiện nay. Vậy lịch tiêm phế cầu 15 như thế nào và cần lưu ý những gì?
Vắc xin phế cầu 15 (tên thương mại Vaxneuvance, do Merck sản xuất) là vắc xin liên hợp phế cầu mới - giúp phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra. PCV15 được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt và được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị sử dụng cho cả trẻ em và người lớn. Đây là phiên bản mở rộng của PCV13, với khả năng bảo vệ chống lại 15 tuýp huyết thanh phế cầu gây bệnh nặng.
Trong số hơn 90 chủng huyết thanh phế cầu đã được xác định, hiện nay có 15 chủng huyết thanh phổ biến nhất gây ra phần lớn các ca bệnh nặng, bao gồm viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa cấp và nhiễm trùng huyết. Chính vì vậy, các tổ chức y tế thế giới như WHO và CDC Hoa Kỳ đều ưu tiên phòng ngừa các chủng này thông qua tiêm chủng vắc xin.
Vắc xin phế cầu 15 bao phủ tất cả các chủng trong PCV13 và bổ sung thêm 2 chủng là 22F và 33F - đang có xu hướng gia tăng trong cộng đồng. Với phạm vi bảo vệ mở rộng, PCV15 được đánh giá là bước tiến quan trọng trong phòng ngừa các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra.
Đối với trẻ em, lịch tiêm phế cầu 15 gồm 4 liều:
Liều đầu tiên có thể được bắt đầu sớm nhất từ khi trẻ đủ 6 tuần tuổi, khoảng cách tối thiểu giữa các mũi tiêm tiếp theo là 4 tuần. Trong trường hợp trẻ đã trên 12 tháng mới bắt đầu lịch tiêm, các mũi tiêm cần cách nhau ít nhất 8 tuần.
Đối với trẻ tròn 2 tuổi trở lên và người trưởng thành, lịch tiêm phế cầu 15 gồm 1 liều đơn. Tuy nhiên, số mũi tiêm và thời điểm tiêm có thể được cá nhân hóa dựa trên các yếu tố như tình trạng sức khỏe, lịch sử tiêm vắc xin phế cầu trước đó và độ tuổi hiện tại. Để đảm bảo đúng chỉ định, bạn nên tham khảo hướng dẫn chính thức về tiêm chủng vắc xin phế cầu theo độ tuổi và loại vắc xin tại các cơ sở y tế uy tín.
Trẻ có thể được tiêm PCV15 cùng lúc với phần lớn các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng (như Hexa, Rota, phế cầu 23, cúm mùa,…) giúp tối ưu hóa lịch tiêm và bảo vệ toàn diện.
Tuy nhiên, có một lưu ý quan trọng, nếu vắc xin phế cầu được tiêm đồng thời với vắc xin cúm bất hoạt, trẻ có thể tăng nguy cơ bị co giật do sốt. Dù vậy, bác sĩ vẫn cho phép tiêm hai loại vắc xin này trong cùng một buổi nếu cần.
Người trưởng thành có thể tiêm PCV15 cùng lúc với các loại vắc xin khác được khuyến nghị, bao gồm cả vắc xin cúm mùa. Trong quá trình tiêm, nên sử dụng các ống tiêm riêng biệt cho từng loại vắc xin và nên tiêm ở các vị trí khác nhau trên cơ thể để giảm nguy cơ phản ứng tại chỗ. Tiêm vắc xin cúm hàng năm là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa cúm và cũng gián tiếp giúp ngăn ngừa bệnh phế cầu, bởi cúm có thể làm tăng nguy cơ nhiễm phế cầu khuẩn.
Theo các hướng dẫn tiêm chủng hiện hành, việc kết hợp lịch tiêm phế cầu 15 với lịch tiêm các vắc xin phù hợp theo độ tuổi trong cùng một buổi khám là điều được khuyến khích, với điều kiện người tiêm không có chống chỉ định y khoa nào tại thời điểm thăm khám. Việc phối hợp hợp lý các loại vắc xin giúp tối ưu hóa lịch tiêm, tăng hiệu quả phòng bệnh và tránh bỏ sót cơ hội tiêm ngừa quan trọng.
Vắc xin Vaxneuvance (PCV15) được chỉ định cho các nhóm đối tượng:
Sau khi tiêm vắc xin phế cầu 15, cơ thể có thể xuất hiện một số tác dụng phụ dưới đây.
Trẻ dưới 2 tuổi:
Trẻ em và thanh thiếu niên từ 2 đến 17 tuổi:
Người lớn từ 18 tuổi trở lên:
Phần lớn các tác dụng phụ này sẽ kéo dài trong vòng 3 ngày và sẽ tự biến mất mà không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, cần đến cơ sở y tế ngay trong trường hợp có biểu hiện bất thường nghiêm trọng như sốt cao kéo dài không dứt, khó thở, phát ban toàn thân, co giật, phù mặt, môi, lưỡi hoặc họng.
Ngoài ra, PCV15 chống chỉ định với những người từng gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng (như sốc phản vệ) với bất kỳ thành phần nào của vắc xin hoặc độc tố bạch hầu. Bên cạnh đó, đối với những người có hệ miễn dịch suy giảm, chẳng hạn như đang dùng thuốc ức chế miễn dịch thì khả năng đáp ứng miễn dịch với vắc xin có thể bị giảm sút.
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã nắm rõ được lịch tiêm phế cầu 15. Việc chủ động tiêm phòng bằng PCV15 là một bước quan trọng trong chiến lược bảo vệ sức khỏe trước các bệnh lý nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra. Để tối ưu hiệu quả và tránh các biến chứng không mong muốn, bạn nên tiêm chủng đúng lịch, tại các cơ sở uy tín, đồng thời tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế.
Nguồn tham khảo:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.