Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra thường tiến triển nhanh và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu may mắn chữa khỏi vẫn có thể để lại các di chứng như điếc, mù, liệt và thần kinh chậm phát triển… Do đó, người bệnh cần phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời.
Phế cầu khuẩn thường được phát hiện đồng nhiễm hay bội nhiễm trên nhiều bệnh nhân COPD, cúm, Covid 19… Đây là tác nhân gây bệnh nặng, nguy cơ cao để lại nhiều di chứng, đồng thời ngày càng có nhiều loại phế cầu khuẩn kháng kháng sinh, vì vậy quá trình điều trị càng khó khăn và tốn kém hơn.
Phế cầu khuẩn là vi khuẩn khu trú vùng mũi – họng gây ra các bệnh lý nguy hiểm như: Viêm phổi, viêm tai giữa, viêm mũi họng, nhiễm trùng huyết, viêm màng não… Các bệnh gây ra bởi phế cầu khuẩn để lại nhiều di chứng và tỷ lệ tử vong 10 – 20%, chủ yếu là trẻ nhỏ, còn tỷ lệ tử vong ở người già lên đến 50%. Theo ước tính, nửa triệu trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới tử vong do phế cầu khuẩn.
Lưu ý, bất cứ ai cũng có thể nhiễm nhiều bệnh một thời điểm, tuy nhiên nếu nhiễm cùng lúc phế cầu khuẩn và Covid 19 thì độ nguy hiểm sẽ tăng cao, tỷ lệ tử vong cao hơn 8 lần so với người bệnh nhiễm một loại vi khuẩn. Đối với ai nhiễm phế cầu khuẩn khoảng từ 3 - 27 ngày rồi bị nhiễm Covid 19 thì khả năng tử vong gấp 3 lần bình thường. Đặc biệt nếu người bệnh bị đồng nhiễm nhiều loại vi khuẩn thì sẽ có nguy cơ cao gặp các biến chứng như: Suy hô hấp, áp xe phổi, xơ phổi, phù phổi cấp...
Phế cầu khuẩn có nhiều loại và tập trung từ 40 - 70% trong hầu họng của người khỏe mạnh, chúng sẵn sàng tấn công ngay khi điều kiện thích hợp. Phế cầu khuẩn là tác nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm và nếu phát hiện muộn sẽ khó điều trị và rất tốn kém.
Viêm tai giữa là bệnh cấp tính ở niêm mạc lót trong tai giữa, khởi phát sau viêm mũi họng do phế cầu khuẩn gây ra. Trẻ từ 6 - 18 tháng tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất với các triệu chứng thường gặp là sốt cao, đau tai, quấy khóc, có chất dịch trong tai giữa, khó chịu, mất thính giác, chảy mủ tai,…
Các triệu chứng viêm tai giữa giai đoạn đầu dễ bị nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp khác. Có đến 80% trẻ sẽ bị mắc bệnh viêm tai giữa tối thiểu 1 lần trước 3 tuổi, có hơn 1/3 số trường hợp trẻ bị tái nhiễm trùng, phải can thiệp ngoại khoa.
Viêm phổi do phế cầu khuẩn có triệu chứng dễ nhầm lẫn với cúm thông thường nên thường bị bỏ qua, hoặc dễ nhầm với Covid 19 như ớn lạnh, sốt, ho, khó thở, thở nhanh, đau ngực, kém tỉnh táo, lú lẫn… Chính việc khó phân biệt viêm phổi do phế cầu nên dễ bỏ sót điều trị và người bệnh bị diễn biến nặng, phổi bị phá hủy dẫn đến suy hô hấp, tử vong…
Viêm màng não là bệnh nguy hiểm nhất nhưng rất khó phát hiện, tỷ lệ đề kháng với kháng sinh cao, gây ra nhiều áp lực trong điều trị. Bệnh nhân thường sốt cao liên tục (39 - 40 độ), nhức đầu, mỏi cơ và xương khớp… Viêm màng não do phế cầu khuẩn ít phát ban da hơn, nhưng lại có liệt mặt, dấu hiệu thần kinh khu trú và có rối loạn tri giác nặng nề.
Theo các chuyên gia y tế, có tới 80% bệnh nhân viêm màng não là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi nhưng tỷ lệ khỏi bệnh hoàn toàn chỉ khoảng 70% và 5 - 15% bệnh nhân bị tử vong dù điều trị tích cực. Nếu không được điều trị tích cực, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 30%. Thậm chí, dù may mắn chữa khỏi, người bệnh vẫn có thể gặp các di chứng như: Tổn thương thần kinh sọ não, viêm tắc tĩnh mạch, viêm quanh mạch máu não, áp xe dưới màng cứng, áp xe não...
Nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn trong máu rất nguy hiểm với những đối tượng có nguy cơ cao như người lớn tuổi, trẻ nhỏ có tỷ lệ tử vong lên tới 20%, đây là tình trạng bệnh lý thứ phát phổ biến sau viêm phổi do phế cầu. Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng do phế cầu rất nguy hiểm, có biểu hiện như viêm phổi thùy hay viêm phế quản phổi. Những triệu chứng đặc trưng là sốt, bứt rứt, đau đầu, rét run, đau cơ, lơ mơ, ngủ gà và nổi ban ngoài da.
Khi người bệnh bị viêm các xoang cạnh mũi do phế cầu sẽ có những triệu chứng sau: Nghẹt mũi, đau mặt, đau đầu, chảy nước mũi màu xanh/vàng. Đây cũng là thể bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp thông thường vì vậy cần được phát hiện bệnh và điều trị sớm.
Đặc biệt, viêm xoang do phế cầu không chỉ gây ra nhiều phiền toái cho người mắc bệnh mà bệnh có thể tiến triển mãn tính và gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác như: Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, nhiễm trùng ổ mắt, viêm màng não, áp-xe não… có nguy cơ tử vong nếu không được can thiệp sớm và kịp thời đúng cách.
Viêm nội tâm mạc do phế cầu là hiện tượng nhiễm trùng màng ngoài tim với triệu chứng sốt dai dẳng, lách to, móng tay khum, xuất huyết mảnh vụn, ngón tay dùi trống, hạch Osler – mụn mủ mềm xuất hiện ở phần mềm ngón tay, ngón chân.
Phế cầu khuẩn thường gây viêm nội tâm mạc một cách âm thầm, tiến triển chậm nhưng rất nguy hiểm. Bệnh thường phát triển trên nền người bệnh van tim, nhiễm trùng tiêu hóa, nhiễm trùng tiết niệu không được điều trị đúng cách dẫn đến nhiễm trùng huyết, thậm chí tử vong.
Viêm khớp nhiễm trùng là hiện tượng nhiễm trùng bên trong khớp. Vi khuẩn phế cầu xâm nhập vào khớp qua đường máu, sau thủ thuật tiêm khớp, chấn thương trực tiếp, phẫu thuật khớp… Một số triệu chứng của bệnh:
Ai cũng có thể mắc bệnh do phế cầu khuẩn, tuy nhiên, nguy cơ nhiễm phế cầu tăng cao ở nhóm đối tượng: Người trên 50 tuổi, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và người suy yếu hệ miễn dịch. Hay còn do các bệnh lý khác đi kèm như: Bệnh lý về gan, đái tháo đường, bệnh về phổi, thận, tim, người hút thuốc lá.
Bài viết trên đây đã khái quát những kiến thức cần thiết về phế cầu khuẩn và một số bệnh do phế cầu khuẩn gây ra. Nhà thuốc Long Châu mong rằng những thông tin trên có thể giúp ích cho mọi người trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình!