Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc tiêm phòng sởi là rất cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa nắm rõ được lịch tiêm phòng sởi cho trẻ.
Sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính mang các triệu chứng như sốt, phát ban, chảy nước mũi, mắt đỏ, ho... Nếu không có khả năng miễn dịch tốt thì bất kể trẻ em và người lớn đều có thể mắc. Đặc biệt, bệnh sởi có thể phát triển thành dịch. Tuy không gây tử vong nhưng một số di chứng mà bệnh để lại khá nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi,…
Trẻ bị mắc bệnh sởi rất phổ biến nế không được tiêm phòng sớm.
Lịch tiêm phòng sởi cho trẻ thường được chia thành 2 lần tiêm: lần đầu tiên là lúc trẻ 9 tháng tuổi. Lần 2 là lúc trẻ 18 tháng tuổi.
Nguyên nhân là do khi trẻ 9 tháng tuổi, tiêm vắc-xin vào cơ thể thì chỉ đáp ứng miễn dịch tốt khoảng 85% trẻ được tiêm. Trẻ đã nhận được kháng thể từ mẹ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ để bảo vệ khỏi vi rút. Khi ra đời, trẻ nhận thêm kháng thể từ dây rốn nên khi trẻ được tiêm phòng quá sớm, các kháng thể kể trên có thể giết chết các vi rút có khả năng miễn dịch được tiêm vào cơ thể trẻ.
Từ 1 tuổi trở lên, khi tiêm vắc-xin sẽ hiệu quả hơn vì khi đó, các kháng thể đã yếu đi nhiều. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm ít nhất là 1 tháng.
Trẻ dưới 9 tháng tuổi không được khuyến khích tiêm vắc xin. Những trẻ trên 18 tháng tuổi mà chưa tiêm đủ 2 mũi thì nên nhanh chóng tiêm đủ 2 mũi để đảm bảo sức khỏe.
Phụ huynh cần nắm rõ lịch tiêm phòng sởi cho trẻ để bảo vệ trẻ tốt hơn.
Sau khi tiêm xong, trẻ có một số dấu hiệu mà cha mẹ cần quan sát và chú ý như:
Vết tiêm bị sưng đỏ, trẻ sẽ đau.
Có thể trẻ sẽ sốt, quấy khóc. Khi đó nếu trẻ cần uống thuốc phải được sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu trẻ sốt quá cao, co giật hay rét run, sưng hạch thì cần đưa trẻ đến đến bác sĩ ngay.
Cần chú ý đến việc ăn uống của trẻ trước khi tiêm phòng. Không để trẻ bị đói hoặc quá no.
Mặc quần áo thoải mái cho trẻ để bác sĩ tiêm dễ dàng. Không để quần áo chà sát vào mũi tiêm, có thể gây nhiễm trùng.
Cung cấp cho bác sĩ những thông tin về tình trạng sức khỏe của bé trước khi tiêm, đặc biệt là các loại thuốc mà bé bị dị ứng.
Sau khi tiêm phòng cần theo dõi trẻ trước những phản ứng của thuốc.
Tiêm phòng sởi mang lại nhiều lợi ích cho trẻ , gia đình và cộng đồng.
Tiêm phòng sởi cho trẻ là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ không mắc bệnh.
Bên cạnh đó, tiêm phòng giúp bảo vệ trẻ khi tiếp xúc với người chưa được tiêm vắc xin.
Nếu đã tiêm vắc xin mà trẻ vẫn mắc bệnh thì sẽ giảm thiểu rủi ro về biến chứng, di chứng hoặc tử vong so với người chưa được tiêm.
Tiêm phòng sởi cho trẻ thì trẻ sẽ ít có khả năng lây bệnh cho người khác nếu trẻ mắc bệnh.
Trên đây là những thông tin về lịch tiêm phòng sởi cho trẻ cũng như là những lưu ý mà phụ huynh cần quan tâm trước khi đưa con đi tiêm phòng. Các bà mẹ hãy chủ động nắm bắt để kịp thời phòng bệnh sởi và nâng cao khả năng miễm dịch cho trẻ.
Nguyễn Hồng
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.