Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bệnh sởi là gì và các dấu hiệu đặc trưng của nó

Ngày 09/05/2018
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh sởi là gì là câu hỏi ai cũng đã một lần thắc mắc, bởi bệnh xuất hiện nhiều và dễ để lại biến chứng nếu không điều trị nhanh.

Bệnh sởi là gì là câu hỏi ai cũng đã một lần thắc mắc, bởi bệnh xuất hiện nhiều và dễ để lại biến chứng nếu không điều trị nhanh.

1. Bệnh sởi là gì?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là đầu mùa xuân khi nền nhiệt thấp và độ ẩm tăng cao. Vì virus sởi có thể lây từ người này qua người khác thông qua tiếp xúc hay nói chuyện thông thường nên bệnh rất dễ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt ngay từ ban đầu.

Ai cũng có thể mắc sởi nhưng đối tượng chủ yếu vẫn là trẻ em trong độ tuổi từ 10-15. Người lớn có sức đề kháng yếu cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.

Bệnh sởi là gì và các dấu hiệu đặc trưng của nó 1

Đối tượng chủ yếu mắc bệnh sởi là trẻ em và những người có sức đề kháng yếu

2. Dấu hiệu của bệnh sởi

Quá trình hình thành và phát triển của sởi được chia thành 3 giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng riêng. Nếu không nhận biết được dựa vào những dấu hiệu này, người bệnh có thể sẽ bị nhầm lẫn sởi với một số căn bệnh khác, dẫn tời phương pháp chữa trị không phù hợp.

Giai đoạn đầu (thời kì ủ bệnh):

Trẻ mắc bệnh trong giai đoạn đầu thường không có triệu chứng gì trong vòng 10-12 ngày đầu kể từ khi nhiễm virus cho đến khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Vậy nên rất khó khăn trong việc phát hiện căn bệnh này khi trẻ mới nhiễm virus.

Giai đoạn thứ hai (giai đoạn tiền triệu):

Trong từ 5-15 ngày tiếp theo, kể từ thời kì ủ bệnh, trẻ thường có các biểu hiện như ho khan, chảy mũi, viêm kết mạc và đặc biệt là sốt nhẹ kéo dài, đây là những biển hiện ban đầu sẽ gặp phải trước khi cơ thể xuất hiện ban. Mắt trẻ viêm đỏ có dấu hiệu sợ ánh sáng, ho cơn nhưng ho khan không có đờm, ở một só trẻ có biểu hiện nặng hơn có thể sẽ sốt cao biến chứng viêm phổi nặng. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện trên các mẹ hoàn toàn không nên chủ quan cho trẻ dung thuốc tại nhà do bệnh có các triệu chứng gần giống với viêm phổi thông thường, mà cần đưa ngay con đến cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán chính xác nhất về bệnh.

Bệnh sởi là gì và các dấu hiệu đặc trưng của nó 2
Nốt ban đỏ sẽ nổi lê trên khắp cơ thể người bệnh

Giai đoạn cuối (thời kì phát ban):

Đây là giai đoạn điển hình của bệnh do xuất hiện ban sởi rõ rệt từng vùng rồi lan dần ra toàn thân. Đầu tiên, ban xuất hiện ở vùng đầu, sớm nhất là ở vùng chân tóc phía sau tai ln ra khắp mặt rồi phát ra toàn than trong khoảng 2 ngày. Ở giai đoạn này các mẹ thường nhầm lẫn giữa ban sởi và ban ngứa, để phân biệt thì ban sởi thường ở dạng sần, hơi nổi và sờ mịn, không ngứa hoặc ít, không có mủ. Khi ban lan đến chân mà không có biến chứng thì triệu chứng sốt cũng sẽ giảm dần, ban cũng theo đó mà nhạt đi rồi giảm dần theo chiều ngược lại từ chân lên đầu.

3. Lưu ý sau khi hiểu bệnh sởi là gì

Các thông tin trên phần nào cũng đã giải đáp thắc mắc bệnh sởi là gì và các triệu chứng của nó cho mọi người. Để phòng tránh sởi ở trẻ em cũng như những người có sức đề kháng yếu thì cần chú ý những điều sau:

  • Trẻ khi đến tuổi cần được đưa đi tiêm vacxin phòng bệnh sởi
  • Cần đáp ứng đủ sữa mẹ nếu trẻ chưa đến tuổi tiêm phòng
  • Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ đặc biệt biệt là vệ sinh răng miệng và đường hô hấp
  • Bổ sung vitamin, rau củ để tăng cường sức đề kháng cho trẻ
  • Cha mẹ cần đưa con đi khám ngay khi có những dấu hiệu của bệnh
  • Tránh xa người bị bệnh sởi
Bệnh sởi là gì và các dấu hiệu đặc trưng của nó 3
Tiêm vacxin phòng sởi ngay khi trẻ đủ tuổi là cách phòng tránh bệnh tốt nhất

Uyên

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:sởi