Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Huyết áp cao là một trong những căn bệnh chiếm tỷ lệ người mắc bệnh cao. Tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng rối loạn phức tạp và nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì vậy, thông tin giúp nhận biết huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm là rất quan trọng.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về tăng huyết áp và chỉ số huyết áp gây nguy hiểm đến sức khỏe cần lưu ý. Mời bạn đọc đón xem!
Để trả lời câu hỏi về huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm, cần hiểu rằng huyết áp bao gồm hai con số: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu là áp suất trong động mạch khi tim đang co bóp để đẩy máu đi, còn huyết áp tâm trương là áp suất trong động mạch khi tim đang nghỉ để hồi máu về.
Theo khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, huyết áp lý tưởng ở người khỏe mạnh là 120/80 mmHg hoặc thấp hơn. Tuy nhiên, huyết áp cao nhất có thể được chấp nhận sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, như tuổi tác, tình trạng sức khỏe và lịch sử bệnh của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá và đề xuất mức huyết áp cao nhất phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Huyết áp cao là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao, gây ra nhiều áp lực cho tim và góp phần vào nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim… Chỉ số huyết áp là một đại lượng biến thiên và có thể thay đổi theo thời gian, giờ đo, ngày, mùa, độ tuổi và giới tính. Tuy nhiên, tăng huyết áp được định nghĩa là huyết áp tâm thu ở mức 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương ở mức 90 mmHg trở lên.
Huyết áp cao có thể chia thành một số loại chủ yếu bao gồm: Cao huyết áp vô căn, tăng huyết áp thứ phát, tăng huyết áp tâm thu đơn độc và tăng huyết áp khi mang thai. Khi mắc bệnh cao huyết áp, áp suất máu lưu thông trong các động mạch tăng cao, gây nhiều áp lực đến các mô và khiến các mạch máu bị tổn hại dần theo thời gian.
Theo các chuyên gia y tế, nếu trị số huyết áp tâm trương từ 100mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm thu từ 160mmHg trở lên, đó là tình trạng cực kỳ báo động và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Mức độ này được gọi là tăng huyết áp giai đoạn II. Vì vậy, huyết áp 160/90 mmHg là một chỉ số đáng lo ngại và cần được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Các triệu chứng này có thể là các dấu hiệu của rối loạn tim mạch, bao gồm các vấn đề như mạch máu không ổn định, loạn nhịp tim, tăng huyết áp và suy tim:
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được khám, chẩn đoán chính xác và tìm phương pháp điều trị phù hợp.
Huyết áp cao có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho các cơ quan quan trọng trong cơ thể như tim, não, thận và mắt… Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, huyết áp cao có thể gây ra các biến chứng và hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe như:
Để bảo vệ sức khỏe tim mạch, việc kiểm tra huyết áp ít nhất hai năm một lần là rất quan trọng, đặc biệt khi bước sang tuổi 18. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc cao huyết áp, thì cần kiểm tra thường xuyên hơn để biết mức huyết áp cao nhất của mình.
Để kiểm soát tình trạng huyết áp cao, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
Hiểu rõ mức huyết áp cao nguy hiểm đến mức nào sẽ giúp bạn nhận ra tình trạng của mình và chủ động thực hiện các biện pháp để kiểm soát huyết áp, bảo vệ sức khỏe tim mạch và nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, nếu được chỉ định bởi bác sĩ, thuốc hạ huyết áp cũng là một phương án hiệu quả để kiểm soát tình trạng huyết áp cao.
Ngọc Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.