Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tìm hiểu về bệnh cao huyết áp và cách điều trị hiệu quả

Ngày 28/05/2018
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tìm hiểu về bệnh cao huyết áp sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phát hiện và điều trị bệnh một cách hiệu quả và triệt để nhất.

Tìm hiểu về bệnh cao huyết áp sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phát hiện và điều trị bệnh một cách hiệu quả và triệt để nhất.

Bệnh cao huyết áp thường được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”, vì bệnh thường không có triệu chứng cụ thể, người bệnh được chẩn đoán tình cờ khi kiểm tra sức khỏe hoặc sau khi xảy ra một triệu chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Để hạn chế những rủi ro mà cao huyết áp có thể mang lại, người bệnh cần phải biết được những thông tin cơ bản về bệnh, cũng như cách chữa bệnh hiệu quả nhất.

Tìm hiểu về bệnh cao huyết áp và cách điều trị hiệu quả 1Bệnh cao huyết áp có thể dẫn đến những căn bệnh nghiêm trọng.

Những điều cần biết về bệnh cao huyết áp

Huyết áp của bạn luôn được xác định bằng lượng máu bơm vào tim và sự đáp ứng lưu lượng máu trong động mạch. Càng nhiều máu bơm tim và động mạch càng hẹp lại, huyết áp sẽ càng cao. Huyết áp được đo bằng hai chỉ số tiêu biểu là huyết áp tâm thu (áp lực đẩy máu vào động mạch, tim co bóp) và huyết áp tâm trương (huyết áp khi cơ tim giãn nghỉ). Ở người có sức khỏe bình thường, huyết áp tâm thu thường nhỏ hơn 120 và tâm trương nhỏ hơn 80. Còn ở những người tiền huyết áp, chỉ số huyết áp tâm thu sẽ từ 120 - 139 mmHg và tâm trương từ 80 - 89mmHg. Bệnh nhân được chẩn đoán bị cao huyết áp khi có chỉ số huyết áp tâm thu từ >=135 mmHg và tâm trương >=85mmHg.

Vì cao huyết áp thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng điển hình, nên cách duy nhất để biết nhận biết bệnh là đo huyết áp. Tuy nhiên, số chỉ số cao không có nghĩa là bạn bị cao huyết áp. Nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến huyết áp của bạn, do đó bác sĩ cần số đo nhiều ngày để theo dõi liệu số đo huyết áp đó có cao kéo dài theo thời gian, hay chỉ trong vài ngày. Theo nhiều nghiên cứu y học cho thấy, những người có nguy cơ bị cao huyết áp bao gồm những người tuổi cao, người mắc bệnh thận, người béo phì, và người có những lối sống không lành mạnh. Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra nguyên nhân cao huyết áp có thể do di truyền, do dân tộc hoặc do người bệnh sử dụng một số loại thuốc không phù hợp.

Tìm hiểu về bệnh cao huyết áp và cách điều trị hiệu quả 2Đo huyết áp là cách phát hiện bệnh đơn giản và hiệu quả nhất.

Mặc dù bạn có thể không nhận thấy triệu chứng cụ thể, nhưng cao huyết áp có thể gây tổn hại lâu dài đến tim, não, mắt và thận trước khi bạn phát hiện bệnh. Cao huyết áp thường xuyên có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và suy tim, đột quỵ, suy thận, và các hậu quả về sức khỏe.

Cách điều trị bệnh cao huyết áp

Cách điều trị cao huyết áp hiệu quả bao gồm việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc. Nếu bệnh cao huyết áp của bạn không quá nghiêm trọng, bạn nên thay đổi lối sống nhằm kiểm soát chỉ số huyết áp tốt hơn. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên kiểm tra huyết áp thường xuyên và tư vấn cho bạn biết bao lâu thì nên kiểm tra huyết áp.

Tìm hiểu về bệnh cao huyết áp và cách điều trị hiệu quả 3Tập những thói quen sống lành mạnh sẽ góp phần làm giảm bệnh cao huyết áp.

Nếu việc thay đổi lối sống không làm tình trạng bệnh khá hơn, hay bạn mắc bệnh cao huyết áp nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ khuyên bạn dùng một số các loại thuốc trị cao huyết áp sau đây:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc ức chế Beta
  • Thuốc ức chế hấp thụ canxi
  • Các chất ức chế men chuyển ACE
  • Thuốc giãn mạch.

Bên cạnh việc uống thuốc điều độ, bác sĩ sẽ theo dõi diễn biến của bệnh và có thể thay đổi thuốc cho đến khi tìm ra phác đồ điều trị thích hợp nhất với bạn. Đối với người bị cao huyết áp đột ngột, người bệnh cần phải được điều trị tại phòng cấp cứu hoặc chăm sóc đặc biệt, vì bệnh có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Người bệnh sẽ được theo dõi tình trạng tim, mạch máu và uống các loại thuốc giúp ổn định lại huyết áp xuống mức an toàn.

Bảo Hân

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm